Quyết định 544/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công ước FAL 65)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số :  544/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước về tạo điều kiện thuận lợi

trong giao thông hàng hải quốc tế (Công ước FAL 65)

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ thông báo của Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) về Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế được thông qua tại Luân Đôn ngày 09 tháng 4 năm 1965 có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế năm 1965 (sau đây gọi tắt là Công ước FAL 65) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Xây dựng hoàn thiện pháp luật

a) Rà soát để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của Công ước FAL 65; kiến nghị với IMO việc bảo lưu những nội dung của Công ước chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Tiến độ thực hiện: 2007 – 2008.

b) Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Công ước FAL 65 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát quy định tại Phụ lục I  ban hành kèm theo Quyết định này.

Tiến độ thực hiện: hàng năm.

2. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

a) Đánh giá toàn diện hệ thống công nghệ thông tin hiện nay so với yêu cầu của Công ước FAL 65, trên cơ sở đó tiến hành đầu tư phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của Công ước, tạo sự kết nối thông thông tin suốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước và với tổ chức liên quan;

b) Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư mới hoặc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển;

c) Tiến độ thực hiện: từ năm 2007 đến năm 2010.

3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

a) Đánh giá toàn diện về tổ chức bộ máy hiện có của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển, trên cơ sở đó tiến hành kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thực thi Công ước FAL 65;

b) Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hiện có của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo yêu cầu của Công ước FAL 65. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao khả trình độ tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ, công chức;

c) Tiến độ thực hiện: hàng năm.

4. Đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị

a) Đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển theo hướng từng bước hiệu quả, hiện đại;

b) Tiến độ thực hiện: từ năm 2007 đến 2010.

5. Hợp tác quốc tế

a) Tăng cường hợp tác với Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các tổ chức chuyên trách của Liên Hợp quốc như UNESCAP, UNCTAD, UNCITRAL, UNCEFACT nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ, công chức và chuyển giao công nghệ liên quan đến thực hiện Công ước FAL 65;

b) Xúc tiến việc hợp tác song phương với các nước thành viên của Công ước FAL 65 để tham khảo kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật của các nước này;

c) Tiến độ thực hiện: hàng năm.

Điều 2. Các chương trình, dự án

Các chương trình với các dự án cụ thể nhằm thực hiện Công ước FAL 65, bao gồm:

1. Chương trình tuyên truyền phổ biến về Công ước FAL 65;

2. Chương trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến Công ước FAL 65;

3. Chương trình đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện Công ước FAL 65;

4. Chương trình hợp tác quốc tế về thực hiện Công ước FAL 65.

Nội dung và phân công thực hiện các đề án của các chương trình quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Kinh phí thực hiện

1. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định này, các Bộ, ngành lập và phê duyệt các chương trình, dự án để xây dựng dự toán chi thực hiện Công ước FAL 65 theo đúng quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí cho hoạt động, tổ chức, điều phối thực hiện Công ước FAL 65 của Ban Chỉ đạo (thành lập theo Quyết định số 1355/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế) được bố trí trong kinh phí thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan được giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án thuộc các chương trình đã nêu ở Điều 2 có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai cho cả giai đoạn từ năm 2007 – 2010 và kế hoạch cụ thể ngay từ năm 2007.

2. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này. Trước ngày 25 tháng 01 hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Công ước FAL 65, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kết thúc Kế hoạch tổng thể, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Thương mại; Quốc phòng; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngoại giao; Tư pháp; Công an; Bưu chính, Viễn thông và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư,

  Tài chính, Thương mại, Quốc phòng, Y tế,

  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao,

  Tư pháp, Công an và Bưu chính, Viễn thông;

– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Thanh tra Chính phủ;

– VPCP: BTCN, các PCN,

  Website Chính phủ, Ban XDPL,

  các Vụ: KTTH, TH, NC, NN, VX, QHQT;

– Lưu: Văn thư, CN (5b). XH

THỦ TƯỚNG

 

 

 

Đã ký

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 


Phụ lục I

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẦN RÀ SOÁT

 

1. Pháp luật về hàng hải

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam;

– Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

– Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về xử lý hàng hóa do ng­ười vận chuyển l­ưu giữ tại cảng biển Việt Nam;

– Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải;

– Quyết định số 89/2005/QĐ-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung mức thu phí bảo đảm hàng hải quy định tại Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải;

– Quyết định số 43/2005/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ tàu biển Việt Nam;

– Quyết định số 54/2005/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển và tàu công vụ Việt Nam;

– Quyết định số 20/2006/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu pháo hiệu cho an toàn hàng hải;

– Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải;

– Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;

– Quyết định số 33/2005/QĐ-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, kế hoạch an ninh cảng biển, cấp sổ lý lịch tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển;

– Quyết định số 3865/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Trung tâm tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam;

– Thông tư số 25/2004/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện việc tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải của tàu biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan liên quan;

– Quyết định số 95/2004/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định tạm thời việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và cấp giấy chứng nhân an ninh tàu biển theo quy định của Bộ luật An ninh tàu biển và cảng biển;

– Quyết định số 23/2004/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “mẫu lý lịch liên tục của tàu biển”, mẫu “các sửa đổi, bổ sung đối với lý lịch liên tục của tàu biển” và mẫu “bán danh mục các sửa đổi, bổ sung đối với lý lịch liên tục của tàu biển”;

– Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải;

– Quyết định số 41/2005/QĐ-BGTVT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về trình tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam;

– Quyết định số 57/2005/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải;

– Quyết định số 56/2005/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam;

– Quyết định số 70/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đi biển đối với công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

– Quyết định số 179/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

– Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Pháp luật về xuất nhập cảnh đối với hành khách, thuyền viên

– Pháp lệnh Bộ đội biên phòng;

– Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

– Nghị định số 161/2003/Đ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển;

– Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

– Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

– Quyết định số 167/2004/QĐ-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2004 của Bộ Quốc phòng về thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng tại các cảng biển và cảng chuyên dùng;

– Quy chế quản lý người nước ngoài quá cảnh vào Việt Nam tham quan du lịch ban hành theo Quyết định số 1279/2002/QĐ-BCA ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Bộ Công an;

– Đối với người trốn trên tàu biển: theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về người tị nạn ngày 28 tháng 7 năm 1951 và Nghị định thư liên quan đến người tị nạn ngày 31 tháng 01 năm 1967 và quy định của luật pháp quốc gia;

– Các quyết định, thông tư khác của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nếu có quy định không còn phù hợp cần phải sửa đổi.

3. Pháp luật về hải quan

a) Hải quan:

– Luật Hải quan 2001;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ quy định việc xác định giá trị hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

– Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;

– Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về việc thực hiện thí điểm hải quan điện tử;

– Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

– Quyết định số 57/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thủ tục hải quan đối với tầu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát hải quan tại các cảng biển và cảng chuyên dùng;

– Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

– Thông tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Quyết định số 77/2003/QĐ-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế ở cảng biển;

– Quyết định số 1952/2005/QĐ-TCHQ ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế tạm thời về cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp;

– Quyết định số 72/2007/QĐ-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ hải quan;

– Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

– Các quyết định, thông tư khác của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có quy định nếu không còn phù hợp cần phải sửa đổi.

b) Hàng hóa

– Luật Thương mại (sửa đổi) năm 2005;

– Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

– Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hiệu hàng hóa;

– Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về chất lượng hàng hoá;

– Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 về vận tải đa phương thức quốc tế.

4. Pháp luật về kiểm dịch y tế

Tiến hành rà soát để sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản đưới đây nhằm phù hợp với nội dung điều chỉnh của Công ước FAL 65 và thống nhất với quy định của Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2006 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (đặc biệt là việc đơn giản hóa quy trình, giảm thiểu thủ tục giấy tờ và khai báo điện tử):

– Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về kiểm tra vệ sinh thực phẩm;

– Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam ban hành theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ;

– Quyết định số 171/2003/QĐ-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hiệu, trang phục, cờ, thẻ kiểm dịch viên y tế và 11 mẫu giấy dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Quyết định số 2331/2004/QĐ-BYT ngày 06 tháng 7 năm 2004 Bộ trường Bộ Y tế ban hành Quy trình kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam;

– Thông tư số 10/1998/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 1998 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Thông tư liên tịch Y tế – Ngoại giao số 09/1998/TTLT-BYT-BNG  ngày 28 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn thi hành Điều 9 và khoản 1 Điều 48 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam;

– Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-BNN-BYT ngày 17 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn thi hành Điều 4 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam.

5. Pháp luật về kiểm dịch động vật

– Pháp lệnh Thú y năm 2004;

– Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

– Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

– Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;

– Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS giữa Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Thuỷ sản ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản.

6. Pháp luật về kiểm dịch thực vật

– Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật (đang sửa đổi);

– Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Quyết định số 56/2001/BNN-BVTV ngày 23 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập;

– Quyết định số 84/2002/QĐ-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

– Quyết định số 89/BNN-BVTV ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu;

– Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về Quy trình thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;

– Thông tư liên Bộ số 05/2004/TM-TC-GTVT-NN&PTNT-YT-TS-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2004 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới;

– Các quyết định, thông tư khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục bảo vệ thực vật nếu có quy định chưa phù hợp cần phải sửa đổi.

7. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quan khác

– Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế;

– Luật Biên giới quốc gia;

– Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

– Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

– Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010;

  Và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.


Phụ lục II

CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN  ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC FAL 65

 

I. Chương trình phổ biến, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

 

TT

TÊN DỰ ÁN

MỤC TIÊU

CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỜI GIAN

THỰC HIỆN

1

Chương trình tuyên truyền phổ biến và đào tạo về Công ước FAL 65

Giúp các cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp về nội dung và kế hoạch thực hiện Công ước FAL 65

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan

 

Hàng năm

2

Dự án ban hành mới và bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề cụ thể liên quan tới thực hiện Công ước FAL 65

Hỗ trợ cho việc tạo thuận lợi trong  giải quyết thủ tục cho tàu, thuyền viên, hành khách, hàng hóa, hành lý và bưu phẩm khi đên, lưu lại và rời cảng biển

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ  Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đề xuất các vấn đề cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng có những quy định không phù hợp với Công ước FAL 65 và đề xuất các bảo lưu (nếu có).

– Các Bộ, ngành liên quan chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của mình.

2007 – 2010

 

II. Các dự án đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện Công ước FAL 65

 

TT

TÊN DỰ ÁN

MỤC TIÊU

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

THỜI GIAN THỰC HIỆN

1

Dự án khai báo điện tử của Cảng vụ hàng hải

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu, đại lý trong việc giải quyết thủ tục cho tàu đến, lưu lại và rời cảng biển

Bộ Giao thông vận tải

 

2007 – 2010

2

Dự án thủ tục hải quan điện tử (*)

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu

Bộ Tài chính

Thí điểm thực hiện từ năm 2007 tới năm 2010

3

Dự án khai báo điện tử của biên phòng cửa khẩu

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu, đại lý trong việc giải quyết thủ tục cho thuyền viên, hành khách đến, lưu lại và rời cảng biển

Bộ Quốc phòng

2007 – 2010

4

Dự án đầu tư trang thiết bị thực hiện Công ước FAL 65 của Bộ Y tế về thủ tục liên quan đến kiểm dịch y tế quốc tế 

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu, đại lý trong việc giải quyết thủ tục cho thuyền viên, hành khách đến, lưu lại và rời cảng biển

Bộ Y tế

2007 – 2010

5

Dự án đầu tư trang thiết bị thực hiện Công ước FAL 65 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủ tục liên quan đến kiểm dịch động vật, thực vật

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu, đại lý trong việc giải quyết thủ tục cho hàng hóa xuất, nhập khẩu và quá cảnh cảng biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2007 – 2010

Ghi chú: (*) là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 ngày 15 tháng 9 năm 2005.

 

III. Chương trình hợp tác quốc tế về thực hiện Công ước FAL 65

 

TT

TÊN DỰ ÁN

MỤC TIÊU

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

THỜI GIAN THỰC HIỆN

1

Dự án tham gia các hoạt động liên quan đến việc thực hiện Công ước FAL 65 của các tổ chức chuyên trách về tạo thuận lợi của Liên hợp quốc

Khai thác được tối đa sự hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực, công nghệ để thực hiện Công ước FAL 65

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan;

 

Hàng năm

 


cangvuhp1332892011.doc