(VEN) – Trong bối cảnh lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng ngày càng tăng nhanh; các DN khai thác cảng biển triển khai đầu tư, nâng cấp cầu cảng, bến cảng cả về quy mô, số lượng cũng như thiết bị xếp dỡ hàng hóa…, thời gian qua, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng lập kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho phương tiện tàu thuyền vào, rời cảng một cách khoa học, hợp lý…
Thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động vận chuyển, xếp dỡ tại cảng biển Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật hàng hải của một số thuyền trưởng, thuyền viên và chủ phương tiện thủy nội địa chưa triệt để nên còn hiện tượng chở quá tải, khai thác cát chiếm luồng hoặc hành trình cắt hướng, cắt luồng tàu biển. Bên cạnh đó, việc trang bị các phương tiện, thiết bị cho một số cơ quan chức năng tại cảng nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, giám hộ còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và kịp thời nên kết quả thực hiện còn hạn chế; một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thuộc các lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước tại cảng chưa được sửa đổi, cập nhật kịp thời hoặc chưa có sự thống nhất cao, còn chồng chéo đã gây khó cho phía chủ tàu, đại lý và thuyền trưởng khi thực hiện thủ tục;…
Trước tình hình đó, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng cũng như các cơ quan, ban ngành của thành phố kịp thời khắc phục những vướng mắc phát sinh và tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện và môi trường pháp lý thuận lợi nhất giúp DN hoạt động hàng hải phát triển; tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển do mình quản lý.
Thực hiện thỏa thuận Tokyo – MOU (thỏa thuận kiểm tra Nhà nước cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương) về việc kiểm tra Nhà nước cảng biển (PSC), Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra các tàu biển nước ngoài đến cảng nhằm ngăn chặn những tàu không đủ tiêu chuẩn hoạt động. Bên cạnh đó, tăng cường việc kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và tuyến quốc tế, giảm thiểu số tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài góp phần đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo – MOU, nâng cao uy tín đội tàu biển Việt Nam trên trường quốc tế.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng còn định kỳ phối hợp với các lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra các cảng xăng dầu; phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Cảnh sát đường thủy và Ban chỉ huy Biên Phòng cửa khẩu cảng tiến hành kiểm tra trên các tuyến luồng nhằm xử lý, giải quyết dứt điểm các phương tiện thủy nội địa neo đậu cản trở giao thông trên luồng, phương tiện phun hút cát…
Để công tác kiểm tra, rà soát điều kiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với các cầu, bến cảng, các tuyến luồng và doanh nghiệp đóng – sửa chữa tàu biển trong khu vực hiệu quả hơn, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã triển khai dự án đầu tư trang thiết bị hệ thống quản lý hành hải tàu biển luồng Hải Phòng (VTS), đồng thời có kế hoạch sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ công tác theo dõi, giám sát, điều tiết tàu thuyền trên luồng, đặc biệt qua khu vực kênh Hà Nam đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Ông Bùi Văn Minh – Giám đốc Cảng vụ (đứng thứ 3 từ trái sang), đại diện đơn vị nhận cờ thi đua xuất sắc 2013
do UBND TP. Hải Phòng trao tặng – Ảnh HL
Thời gian tới, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm duy trì trật tự kỷ cương, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng nước cảng biển Hải Phòng; tiến tới đáp ứng lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 60 triệu tấn; giảm thiểu số vụ tai nạn hàng hải trong khu vực cảng biển.
Ông Bùi Văn Minh – Giám đốc Cảng vụ cho biết: Cảng vụ đang gấp rút hoàn thành đề án cho tàu biển có trọng tải đến 50.000DWT vào khu vực cảng Hoàng Diệu và tàu có trọng tải đến 55.000DWT vào các cầu cảng khu vực Đình Vũ, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ Giao thông Vận tải cho phép để đưa vào tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức cho tàu có trọng tải lớn vào, rời cảng đảm bảo an toàn sau khi được Cục Hàng hải Việt Nam xem xét phê duyệt đề án…
Bám sát mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cảng biển, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng sẽ nỗ lực khắc phục khó khăn, dần hoàn thiện về cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng… để không chỉ đáp ứng mức tăng trưởng của lượng hàng hóa và tàu thuyền ngày càng tăng mà còn góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế nói chung và nâng cao nguồn thu ngân sách của thành phố Hải Phòng nói riêng./.
Thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động vận chuyển, xếp dỡ tại cảng biển Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật hàng hải của một số thuyền trưởng, thuyền viên và chủ phương tiện thủy nội địa chưa triệt để nên còn hiện tượng chở quá tải, khai thác cát chiếm luồng hoặc hành trình cắt hướng, cắt luồng tàu biển. Bên cạnh đó, việc trang bị các phương tiện, thiết bị cho một số cơ quan chức năng tại cảng nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, giám hộ còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và kịp thời nên kết quả thực hiện còn hạn chế; một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thuộc các lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước tại cảng chưa được sửa đổi, cập nhật kịp thời hoặc chưa có sự thống nhất cao, còn chồng chéo đã gây khó cho phía chủ tàu, đại lý và thuyền trưởng khi thực hiện thủ tục;…
Trước tình hình đó, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng cũng như các cơ quan, ban ngành của thành phố kịp thời khắc phục những vướng mắc phát sinh và tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện và môi trường pháp lý thuận lợi nhất giúp DN hoạt động hàng hải phát triển; tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển do mình quản lý.
Thực hiện thỏa thuận Tokyo – MOU (thỏa thuận kiểm tra Nhà nước cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương) về việc kiểm tra Nhà nước cảng biển (PSC), Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra các tàu biển nước ngoài đến cảng nhằm ngăn chặn những tàu không đủ tiêu chuẩn hoạt động. Bên cạnh đó, tăng cường việc kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và tuyến quốc tế, giảm thiểu số tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài góp phần đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo – MOU, nâng cao uy tín đội tàu biển Việt Nam trên trường quốc tế.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng còn định kỳ phối hợp với các lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra các cảng xăng dầu; phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Cảnh sát đường thủy và Ban chỉ huy Biên Phòng cửa khẩu cảng tiến hành kiểm tra trên các tuyến luồng nhằm xử lý, giải quyết dứt điểm các phương tiện thủy nội địa neo đậu cản trở giao thông trên luồng, phương tiện phun hút cát…
Để công tác kiểm tra, rà soát điều kiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với các cầu, bến cảng, các tuyến luồng và doanh nghiệp đóng – sửa chữa tàu biển trong khu vực hiệu quả hơn, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã triển khai dự án đầu tư trang thiết bị hệ thống quản lý hành hải tàu biển luồng Hải Phòng (VTS), đồng thời có kế hoạch sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ công tác theo dõi, giám sát, điều tiết tàu thuyền trên luồng, đặc biệt qua khu vực kênh Hà Nam đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Ông Bùi Văn Minh – Giám đốc Cảng vụ (đứng thứ 3 từ trái sang), đại diện đơn vị nhận cờ thi đua xuất sắc 2013
do UBND TP. Hải Phòng trao tặng – Ảnh HL
Ông Bùi Văn Minh – Giám đốc Cảng vụ cho biết: Cảng vụ đang gấp rút hoàn thành đề án cho tàu biển có trọng tải đến 50.000DWT vào khu vực cảng Hoàng Diệu và tàu có trọng tải đến 55.000DWT vào các cầu cảng khu vực Đình Vũ, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ Giao thông Vận tải cho phép để đưa vào tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức cho tàu có trọng tải lớn vào, rời cảng đảm bảo an toàn sau khi được Cục Hàng hải Việt Nam xem xét phê duyệt đề án…
Bám sát mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cảng biển, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng sẽ nỗ lực khắc phục khó khăn, dần hoàn thiện về cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng… để không chỉ đáp ứng mức tăng trưởng của lượng hàng hóa và tàu thuyền ngày càng tăng mà còn góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế nói chung và nâng cao nguồn thu ngân sách của thành phố Hải Phòng nói riêng./.
Khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng có 37 DN cảng biển đang hoạt động, trong đó có 12 bến kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ với khả năng tiếp nhận tàu biển có trọng tải đến 10.000DWT; 10 bến cảng chuyên dụng container và 15 bến cảng làm hàng bách hóa tổng hợp với khả năng tiếp nhận tàu đến 40.000DWT giảm tải. Lượng hàng hóa hàng năm thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng trung bình từ 13-15%. Nếu như sản lượng hàng hóa năm 2000 đạt 7,49 triệu tấn/năm thì đến năm 2013 đã đạt 55,4 triệu tấn. |
Đặng Hiền
Trích nguồn từ báo kinh tế Việt Nam (VEN.vn)