Để tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa ven biển giữa các vùng, miền nhằm mục đích giảm tải cho đường bộ, giảm giá thành vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội. Ngày 6/7/2014, Bộ Giao thông vận tải đã khai trương tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Quảng Bình; tiếp theo, ngày 5-10, tại cảng Thuận An (Thừa Thiên – Huế), Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ công bố và đưa vào hoạt động tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang, chia làm hai tuyến là Quảng Bình đến Bình Thuận và Kiên Giang đến Bình Thuận. Như vậy, cho đến nay, tuyến vận tải ven biển đã thông suốt từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Sau một năm triển khai tuyến vận tải ven biển, để giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, ngày 10/7/2015, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải thủy, các chủ hàng hoạt động tuyến ven biển tại Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.
Đồng chí Trịnh Thế Cường – Trưởng phòng dịch vụ vận tải hàng hải Cục Hàng hải Việt Nam trình bày báo cáo tổng kết hoạt đông của tuyến vận tải ven biển.
Tham gia buổi làm việc có đồng chí Bùi Thiên Thu – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; đồng chí Phan Văn Duy – Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Vũ Hải – Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các Trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc các Cục, đại diện lãnh đạo các Cảng vụ hàng hải, đại diện lãnh đạo các Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.
Tại buổi làm việc, phòng dịch vụ vận tải hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam đã trình bày báo cáo tổng kết một năm hoạt động của tuyến vận tải ven biển, theo đó, từ khi mở tuyến vận tải ven biển cho đến nay, có khoảng 3.368 lượt phương tiện thủy nội địa mang cấp SB vào, rời các cảng biển, vận chuyển gần 2,7 triệu tấn hàng hóa.
Riêng tại khu vực cảng biển Hải Phòng, từ khi khai trương mở tuyến đến hết năm 2014, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB đạt 214.399 tấn với 95 lượt phương tiện ra, vào cảng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB đạt 206.075 tấn (chiếm khoảng 3,6% sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa là 5.650.000 tấn) với 131 lượt phương tiện.
Qua 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động, tuyến vận tải ven biển đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, phát huy tối đa lợi thế của các cảng nhỏ địa phương, cảng thủy nội địa, đặc biệt là các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu, khu công nghiệp nằm sâu trong nội địa. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động trên tuyến ven biển, theo ý kiến của các doanh nghiệp đã phát sinh những tồn tại, khó khăn, vướng mắc như:
Đa phần các phương tiện thủy nội địa mang cấp SB không ghi rõ dung tích trên giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật nên khó khăn trong việc áp dụng chế độ hoa tiêu bắt buộc khi phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển.
Cảnh quang Hội nghị
Theo Quy định của pháp luật đường thủy nội địa quy định về Định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa trong một ca làm việc, trong khi đó phương tiện mang cấp VR-SB hoạt động dài ngày trên biển với nhiều ca trực làm việc, gây khó khăn cho việc xác định cụ thể số lượng định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện.
Việc áp dụng chế độ hoa tiêu dẫn tàu, tàu lai dắt hỗ trợ đối phương tiện mang cấp VR-SB cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp vận tải phát biểu, Đại diện Lãnh đạo Cục hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã trả lời những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình quản lý, đồng thời tổng hợp báo cáo trình Bộ Giao thông vận tải những kiến nghị của doanh nghiệp để Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp hoạt động tuyến vận tải ven biển.
Sau một năm triển khai tuyến vận tải ven biển, để giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, ngày 10/7/2015, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải thủy, các chủ hàng hoạt động tuyến ven biển tại Cảng vụ hàng hải Hải Phòng.
Đồng chí Trịnh Thế Cường – Trưởng phòng dịch vụ vận tải hàng hải Cục Hàng hải Việt Nam trình bày báo cáo tổng kết hoạt đông của tuyến vận tải ven biển.
Tham gia buổi làm việc có đồng chí Bùi Thiên Thu – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; đồng chí Phan Văn Duy – Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Vũ Hải – Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các Trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc các Cục, đại diện lãnh đạo các Cảng vụ hàng hải, đại diện lãnh đạo các Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.
Tại buổi làm việc, phòng dịch vụ vận tải hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam đã trình bày báo cáo tổng kết một năm hoạt động của tuyến vận tải ven biển, theo đó, từ khi mở tuyến vận tải ven biển cho đến nay, có khoảng 3.368 lượt phương tiện thủy nội địa mang cấp SB vào, rời các cảng biển, vận chuyển gần 2,7 triệu tấn hàng hóa.
Riêng tại khu vực cảng biển Hải Phòng, từ khi khai trương mở tuyến đến hết năm 2014, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB đạt 214.399 tấn với 95 lượt phương tiện ra, vào cảng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB đạt 206.075 tấn (chiếm khoảng 3,6% sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa là 5.650.000 tấn) với 131 lượt phương tiện.
Qua 01 năm kể từ khi đi vào hoạt động, tuyến vận tải ven biển đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, phát huy tối đa lợi thế của các cảng nhỏ địa phương, cảng thủy nội địa, đặc biệt là các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu, khu công nghiệp nằm sâu trong nội địa. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động trên tuyến ven biển, theo ý kiến của các doanh nghiệp đã phát sinh những tồn tại, khó khăn, vướng mắc như:
Đa phần các phương tiện thủy nội địa mang cấp SB không ghi rõ dung tích trên giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật nên khó khăn trong việc áp dụng chế độ hoa tiêu bắt buộc khi phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển.
Cảnh quang Hội nghị
Theo Quy định của pháp luật đường thủy nội địa quy định về Định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa trong một ca làm việc, trong khi đó phương tiện mang cấp VR-SB hoạt động dài ngày trên biển với nhiều ca trực làm việc, gây khó khăn cho việc xác định cụ thể số lượng định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện.
Việc áp dụng chế độ hoa tiêu dẫn tàu, tàu lai dắt hỗ trợ đối phương tiện mang cấp VR-SB cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp vận tải phát biểu, Đại diện Lãnh đạo Cục hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã trả lời những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình quản lý, đồng thời tổng hợp báo cáo trình Bộ Giao thông vận tải những kiến nghị của doanh nghiệp để Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp hoạt động tuyến vận tải ven biển.