45 thủ tục thuộc lĩnh vực Hàng hải bao gồm thủ tục liên quan đến đến đóng, mở cảng biển; các thủ tục đối với tàu biển ra vào các cảng biển; các thủ tục liên quan đến thẩm định an ninh biển…

45 thủ tục hành chính bao gồm các thủ tục liên quan đến đến đóng, mở cảng biển; các thủ tục đối với tàu biển ra vào các cảng biển; các thủ tục liên quan đến thẩm định an ninh biển; thủ tục cấp giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng…

 

 I. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc việc công bố bộ thủ tục hành chính của Bộ Giao thông vận tải.

II. Danh sách các thủ tục hành chính lĩnh vực Hàng Hải

[HH001]. Trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

– Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ (thông báo trả lại hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ về nội dung, thủ tục);

– Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định về sự phù hợp;

– Cục Hàng hải Việt Nam ra văn bản trả lời.

2. Cách thức thực hiện:

– Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

– Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam..

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

Văn bản đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển (Nội dung văn bản nêu rõ sự cần thiết, vị trí, quy mô và mục đích sử dụng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải; bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể)

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của tổ chức, cá nhân.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Kế hoạch – Tài chính, Cục Hàng hải Việt Nam.

     d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005,

– Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

– Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

 

[HH002]. Công bố mở cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

– Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng biển, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị công bố mở cảng biển tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ (thông báo trả lại hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ về nội dung, thủ tục);

– Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ;

– Cục Hàng hải Việt Nam làm văn bản gửi lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh nơi có cảng biển;

– Tổng hợp ý kiến của UBND cấp tỉnh và báo cáo Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố mở cảng biển.

2. Cách thức thực hiện:

– Thông qua hệ thống bưu chính; hoặc

– Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a)Thành phần Hồ sơ:

– Văn bản đề nghị công bố mở cảng biển (trong đó nêu rõ tên, vị trí cảng, vùng đón trả hoa tiêu, loại tàu biển và giới hạn trọng tải của tàu biển được phép ra, vào hoạt động);

– Biên bản nghiệm thu để đưa công trình cảng đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng (có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đúng và mặt cắt ngang công trình cảng. Đối với cảng dầu khí ngoài khơi không yêu cầu bản vẽ mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng);

– Biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát chướng ngại vật tại mặt đáy vùng nước trước cầu cảng, trừ cảng dầu khí ngoài khơi.

– Thông báo hàng hải về luồng cảng biển và vùng nước trước cầu cảng kèm theo bình đồ (đối với cảng dầu khí ngoài khơi, thông báo hàng hải về vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi);

– Văn bản chứng nhận công trình cảng biển đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền;

– Văn bản chứng nhận công trình cảng biển đủ điều kiện phòng, chống cháy, nổ của cơ quan cthẩm quyền.

– Văn bản chứng nhận đủ điều kiện về an ninh cảng biển của cơ quan có thẩm quyền.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:

– Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản gửi lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

– Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố mở cảng biển.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

   a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải.

   b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

   c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam.

   d) Cơ quan phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

8. Phí, lệ phí: Lệ phí kiểm tra và công bố mở cảng: 1.000.000 đồng/lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

      11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ Tài chínhvề việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệphí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH003]. Thủ tục đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng

1. Trình tự thực hiện:

            – Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp phép đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

            – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ (thông báo trả lại hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ về nội dung, thủ tục);

      – Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ;

            – Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng.

2. Cách thức thực hiện:

            – Thông qua hệ thống bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản đề nghị đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng;

            – Biên bản nghiệm thu cuối cùng để đưa công trình cảng đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng (có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đúng và mặt cắt ngang công trình cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải);

            – Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng ra vào bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát mặt đáy vùng nước trước cầu cảng, khu chuyển tải;

            – Văn bản chứng nhận công trình bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền;

            – Văn bản chứng nhận công trình bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải đủ điều kiện phòng, chống cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền.

                – Văn bản chứng nhận đủ điều kiện về an ninh cảng biển của cơ quan có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:

 Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam.

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Công trình hàng hải, Cục Hàng hải Viêt Nam.

     d) Cơ quan phối hợp thực hiện: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

8. Phí, lệ phí: 1.000.000 đồng/lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ Tài chínhvề việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệphí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH004]. Thủ tục tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến nội địa vào cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

            – Người làm thủ tục nộp hồ sơ đề nghị tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải hoặc tại Văn phòng đại diện Cảng vụ Hàng hải (nơi tàu vào);

      – Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp phép cho tàu vào cảng;

                – Trường hợp chưa đủ hoặc có sai lệch, yêu cầu người làm thủ tục bổ sung cho đầy đủ;

      – Trường hợp không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

     a) Thành phần Hồ sơ:

* Các giấy tờ phải nộp (bản chính);

– 01 bản khai chung;

– 01 Danh sách thuyền viên;

– 01 Danh sách hành khách (nếu có)

– Giấy phép rời cảng cuối cùng.

* Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

– Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;

– Sổ thuyền viên;

– Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định;

            – Đối với các loại tàu thuyền khác, giấy tờ phải nộp và xuất trình thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

          b)    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhấtm 01 giờ kể từ khi chủ tàu đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải;

   d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lệnh điều động

8. Phí, ,lệ phí:

            –Phí Trọng tải;

– Phí bảo đảm hàng hải;

– Phí hoa tiêu (nếu sử dụng hoa tiêu);

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC)

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai chính:

      – Bản khai chung;

      – Danh sách thuyền viên ;

      – Danh sách hành khách (nếu có).

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tàu phải bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy định;

            – Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: chậm nhất là 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng.

11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

      – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí , lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH005]. Thủ tục tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp hồ sơ đề nghị tại cơ quan Cảng vụ Hàng hải hoặc tại văn phòng đại diện Cảng vụ Hàng hải (tại nơi tàu nhập cảnh);

            – Cảng vụ Hàng hải (hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải) tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép cho tàu vào cảng biển;

      – Trường hợp không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải hoặc đại diện Cảng vụ Hàng hải.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

* Các giấy tờ phải nộp (bản chính):

            – 03 bản khai chung nộp cho cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, hải quan cửa khẩu;

      – 01 danh sách hành khách (nếu có) nộp cho Biên phòng cửa khẩu;

      – 01 bản khai hàng hoá nộp cho Hải quan cửa khẩu;

            – 02 bản khai hàng hoá nguy hiểm(nếu có) nộp cho Hải quan của khẩu và cảng vụ hàng hải;

      – 01 bản khai dự trữ của tàu nộp cho Hải quan của khẩu;

      – 01 bản khai hành lý thuyền viên nộp cho Hải quan cửa khẩu;

      – 01 bản kiểm dịch y tế nộp cho cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế;

      – 01 bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch thực vật;

        – 01 bản khai kiểm dịch động vật (nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch động vật;

      – Giấy phép rời cảng cuối cùng(bản chính) nộp cho cảng vụ hàng hải.

* Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

            – Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

            – Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;

            – Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định;

            – Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên;

            – Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;

            – Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu;

            – Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;

            – Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có);

            – Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu hàng hoá là sản phẩm động vật) của nước xuất hàng;

            – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác;

            – Hộ chiếu, phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu).

            – Thủ tục vào cảng đối với tàu quân sự và các tàu thuyền khác của nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện theo quy định riêng.

            – Đối với một số loại tàu thuyền đặc thù: Tàu quân sự nước ngoài, tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu thuyền nước ngoài đến Việt nam theo lời mời chính thức của Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, tàu thuyền nước ngoài xin đến cảng để thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt trong cảng, huấn luyện, văn hoá, thể thao, khai thác tài nguyên trong vùng biển Việt Nam phải có giấy tờ hoặc văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan.

    * Tàu thuyền có trọng tải 200 DWT trở xuống mang cờ quốc tịch Trung Quốc khi đến khu chuyển tải Vạn Gia – Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc tàu thuyền mang cờ quốc tịch Căm-pu-chia khi đến cảng biển Đồng Tháp và Hà Tiên (Kiên Giang) phải nộp, xuất trình các loại giấy tờ sau:

            – 01 bản khai chung (nộp cho cảng vụ hàng hải);

      – 01 danh sách thuyền viên (nộp cho cảng vụ hàng hải);

      – 01 danh sách hành khách, nếu có nộp cho Biên phòng;

      – 01 bản khai hàng hoá, nếu có( nộp cho Hải quan cửa khẩu);

      – 01 bản khai hàng hoá nguy hiểm, nếu có (nộp cho Hải quan của khẩu);

      – 01 bản khai hành lý hành khách, nếu có (nộp cho Hải quan cửa khẩu).

* Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

            – Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền (xuất trình cho cảng vụ hàng hải);

            – Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và Sổ tay an toàn kỹ thuật của tàu thuyền (xuất trình cho cảng vụ hàng hải);

            – Chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng và máy trưởng đối với tàu thuyền có trong tải từ 50 DWT đến 200 DWT hoặc công suất máy chính trên 200 HP (xuất trình cho Cảng vụ hàng hải). Đối với tàu thuyền dưới 50 DWT miễn xuất trình bằng cấp chuyên môn của thuyền trưởng và máy trưởng;

            – Hộ chiếu thuyền viên hoặc chứng minh thư của thuyền viên, hành khách theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc hiệp định đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Trung Quốc hoặc Chính phủ Căm-pu-chia (xuất trình cho Bộ đội biên phòng);

            – Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;

            – Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu thuyền và hành lý của thuyền viên, hành khách, nếu có (xuất trình cho Hải quan cửa khẩu);

b)    Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:

            Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: không quá 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ.

                  5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

      6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải;

   d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

      7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lệnh điều động.

      8. Phí, ,lệ phí:

            – Phí Trọng tải;

– Phí bảo đảm hàng hải;

– Phí hoa tiêu(nếu sử dụng hoa tiêu);

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC)

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      – Bản khai chung;

      – Danh sách thuyền viên;

      – Danh sách hành khách (nếu có).

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tàu phải bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy định.

Thời han làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc cảng vụ hàng hải.

      11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí , lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH006]. Thủ tục tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp hồ sơ đề nghị tại cơ quan Cảng vụ Hàng hải hoặc tại văn phòng đại diện Cảng vụ Hàng hải (tại nơi tàu rời đi);

            – Cảng vụ Hàng hải (hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải) tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép cho tàu rời cảng;

            – Trường hợp không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải.

3. Thành phần hồ sơ, số lượng

     a) Thành phần Hồ sơ:

            –  01 bản khai chung (bản chính);

            – Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

            + Giấy chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên(nếu thay đổi so với khi đến);

            + Các giấy tờ liên quan xác nhận việc nộp phí , lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 01 giờ kể từ khi chủ tàu đã nộp, xuất trình các giấy tờ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

            – Cá nhân;

            – Tổ chức.

6.  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải.

    d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

7.  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lệnh điều động.

8.  Phí, lệ phí:

            – Phí Trọng tải;

            – Phí bảo đảm hàng hải;

            – Phí hoa tiêu (nếu sử dụng hoa tiêu);

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC)

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:  Bản khai chung;

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Tàu biển không được phép rời cảng trong một số trường hợp:

            – Tàu thuyền không đủ điều kiện an toàn đi biển, khả năng chuyên môn của thuyền bộ;

            – Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mạn khô cho phép hoặc tàu nghiêng 08 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu thực sự không kín nước;

            – Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;

            – Tàu chưa được sửa chữa bổ sung các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của cảng vụ hàng hải, Thanh tra hàng hải oặc cơ quan đăng kiểm tàu biển;

            – Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu, người, hàng hoá ở trên tàu và môi trường biển.

    b) Trường hợp đã được cấp phép rời cảng, mà tàu thuyền vẫn còn lưu lại ở cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận giấy phép rời cảng, thì tàu thuyền đó phải ; làm thủ tục rời cảng;

   c) Thanh toán đủ các loại phí, lệ phí;

   d) Tàu phải làm thủ tục chậm nhất 02 giờ trước lúc tàu rời cảng biển.

11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005,

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí , lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH007]. Thủ tục tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp hồ sơ đề nghị tại cơ quan Cảng vụ Hàng hải hoặc tại văn phòng đại diện Cảng vụ Hàng hải (tại nơi tàu xuất cảnh);

            – Cảng vụ Hàng hải (hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải) tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp phép cho tàu rời cảng biển;

            – Trường hợp không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiệp tại Cảng vụ Hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải..

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

* Các giấy tờ phải nộp (bản chính):

            – 03 bản khai chung nộp cho cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;

            – 03 danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;

            – 01 danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Biên phòng cửa khẩu;

            – 01 bản khai dự trữ của tàu nộp cho Hải quan của khẩu;

            – 01 bản khai hàng hoá (nếu có chở hàng hoá) nộp cho Hải quan cửa khẩu;

            – 02 bản khai hàng hoá nguy hiểm(nếu có-phụ lục V) nộp cho Hải quan của khẩu và cảng vụ hàng hải;

            – 01 bản khai hành lý hành khách (nếu có) nộp cho Hải quan cửa khẩu; riêng đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng và sau đó rời cảng trong cùng một chuyến, thì không áp dụng thủ tục khai báo hải quan;

            – Những giấy tờ do cơ quan quản lý chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách (để thu hồi);

* Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

            – Các giấy chứng nhận của tàu (nếu thay đổi so với khi đến);

            – Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên;

            – Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;

            – Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;

            – Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu có) ;

            – Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu;

            – Các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ (nếu có) theo quy định của pháp luật.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

   c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải.

   d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép rời cảng.

8. Phí, ,lệ phí:

            – Phí Trọng tải;

– Phí bảo đảm hàng hải;

– Phí hoa tiêu (nếu sử dụng hoa tiêu)-

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC).

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai chính:

      – Bản khai chung;

      – Danh sách thuyền viên.

10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tàu biển không được phép rời cảng trong một số trường hợp:

            – Tàu thuyền không đủ điều kiện an toàn đi biển, khả năng chuyên môn của thuyền bộ;

            – Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mạn khô cho phép hoặc tàu nghiêng 08 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu thực sự không kín nước;

            – Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;

            – Tàu chưa được sửa chữa bổ sung các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của cảng vụ hàng hải, Thanh tra hàng hải oặc cơ quan đăng kiểm tàu biển;

            – Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu, người, hàng hoá ở trên tàu và môi trường biển;

Trường hợp đã được cấp phép rời cảng, mà tàu thuyền vẫn còn lưu lại ở cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận giấy phép rời cảng, thì tàu thuyền đó phải ;àm thủ tục rời cảng;

            – Chưa thanh toán đủ các loại phí, lệ phí hàng hải.

11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH008]. Thủ tục tàu biển nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi

1. Trình tự thực hiện:

      – Người làm thủ tục gửi hồ sơ cho cảng vụ Hàng hải (qua Fax);

            – Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, hồ sơ hợp lệ cấp phép cho tàu nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi;

2. Cách thức thực hiện:

Người làm thủ tục phải gửi qua Fax cho Cảng vụ Hàng hải. Chậm nhất sau 24 giờ, sau khi trở lại bờ, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ phải nộp (bản chính) và các giấy tờ phải xuất trình (bản sao có xác nhận của thuyền trưởng và dấu của tàu).

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần Hồ sơ:

– 01 bản khai chung;

– 01 Danh sách thuyền viên;

                – 01Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với ô nhiễm dầu.

    b) Số lượng hồ sơ:01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi người làm thủ tục nộp đầy đủ các giấy tờ (bản fax) theo quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải;

   d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí:

– Phí Trọng tải;

      – Phí bảo đảm hàng hải;

      – Phí hoa tiêu (nếu sử dụng hoa tiêu);

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC)

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      – Bản khai chung;

      – Danh sách thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

            – Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: chậm nhất là 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng;

            – Thời hạn làm thủ tục cho tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi được coi là kết thúc kể từ khi đại lý của chủ tàu nộp đầy đủ các giấy tờ theo quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại trụ sở Cảng vụ hàng hải.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH009]. Thủ tục tàu biển xuất cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi

1. Trình tự thực hiện:

      – Người làm thủ tục gửi hồ sơ cho cảng vụ Hàng hải (qua Fax);

            – Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp phép cho tàu xuất cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi;

      – Trường hợp không chấp thuận có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

            Người làm thủ tục phải gửi qua Fax cho Cảng vụ Hàng hải. Chậm nhất sau 24 giờ, sau khi trở lại bờ, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ phải nộp (bản chính) và các giấy tờ phải xuất trình (bản sao có xác nhận của thuyền trưởng và dấu của tàu).

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– 01 bản khai chung;

– 01 Danh sách thuyền viên;

– 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với ô nhiễm dầu.

            – Các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ (nếu có) theo quy định của pháp luật.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi người làm thủ tục nộp đầy đủ các giấy tờ (qua fax) theo quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải;

   d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép rời cảng.

8. Phí, lệ phí (nếu có):

            – Phí Trọng tải;

– Phí bảo đảm hàng hải;

– Phí hoa tiêu (nếu sử dụng hoa tiêu);

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC)

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      – Bản khai chung;

      – Danh sách thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí , lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH010]. Thủ tục cho tàu biển nước ngoài quá cảnh

1. Trình tự thực hiện:

            – Người làm thủ tục nộp hồ sơ tại Cảng vụ Hàng hải hoặc tại Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải (tại cảng biển nơi tàu quá cảnh);

            – Cảng vụ Hàng hải (hoặc đại diện của Cảng vụ Hàng hải) tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp phép quá cảnh;

      – Trường hợp không chấp thuận có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

            Người làm thủ tục phải gửi qua Fax hoặc bằng phương tiện điện tử cho Cảng vụ Hàng hải. Chậm nhất sau 24 giờ, sau khi trở lại bờ, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ phải nộp (bản chính) và các giấy tờ phải xuất trình (bản sao có xác nhận của thuyền trưởng và dấu của tàu).

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

* Các giấy tờ phải nộp (bản chính):

– 01 bản khai chung;

– 01 Danh sách thuyền viên;

– 01 Danh sách hành khách (nếu có);

– 01 Bản khai hàng hoá (nếu có);

* Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định;

– Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu thuyền theo quy định;

– Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên;

            – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dâ sự chủa chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác;

– Hộ chiếu hành khách (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 02 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình các giấy tờ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cá nhân;

b) Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải;

d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép quá cảnh.

8. Phí, lệ phí (nếu có):

– Phí Trọng tải;

    – Phí bảo đảm hàng hải;

    – Phí hoa tiêu (nếu sử dụng hoa tiêu);

( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC)

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      – Bản khai chung;

      – Danh sách thuyền viên;

      – Danh sách hành khách (nếu có );

      – Bản kê khai hàng hoá (nếu có);

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

            Chậm nhất 02 giờ, trước khi bắt đầu việc thực hiện quá cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Cảng vụ quản lý khu vực neo đậu chờ quá cảnh các giấy tờ liên quan.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005,

            – Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

            – Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

            – Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí , lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

[HH011]. Thủ tục Thẩm định, Phê duyệt Đánh giá an ninh cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

                – Doanh nghiệp cảng biển nộp (gửi) hồ sơ cho Cảng vụ Hàng hải (khu vực có cảng biển);

            – Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ hợp lệ ra văn bản Thẩm định, Phê duyệt;

      – Trường hợp không giải quyết phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thông Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần Hồ sơ:

            – Công văn đề nghị phê duyệt Đánh giá An ninh cảng biển do Giám đốc Doang nghiệp cảng ký;

            – Bản đánh giá an ninh cảng biển có xác nhận của Giám đốc Doanh nghiệp cảng ở trang cuối cùng (04 bản).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ Hàng hải;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5.500.000 đồng/ lần đầu; lần 2 mức thu 20% mức thu lần đầu.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:  Đánh giá an ninh cảng biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 170/2004/QĐ-BGTVT ngày 16/1/2004 của Bộ Giao thông vận tải;

– Quyết định số 33/2005/QĐ-BTC ngày 01/6/2005 của Bộ Tài Chính;

            – Văn bản số 449/CHHVN-ATHH ngày 09/4/2004 của Cục Hàng hải Việt Nam;

            – Văn bản số 583/CHHVN-ATHH ngày 29/4/2004 của Cục Hàng hải Việt Nam.

 

[HH012]. Thủ tục Thẩm định, Phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

                – Doanh nghiệp cảng biển nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

            – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ hợp lệ Cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển;

      – Trong trường hợp không giải quyết phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

            – Công văn đề nghị phê duyệt Kế hoạch An ninh cảng biển do Giám đốc Doang nghiệp cảng ký;

            – Bản Kế hoạch an ninh cảng biển có xác nhận của Giám đốc Doanh nghiệp cảng ở trang cuối cùng (03 bản);

                – Văn bản thẩm định – phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển của Cảng vụ Hàng hải.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng An toàn – An ninh hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không;

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5.500.000 đồng/ lần đầu; lần 2 mức thu 20% mức thu lần đầu.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:  Kế hoạch an ninh cảng biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Quyết định số 170/2004/QĐ-BGTVT ngày 16/1/2004 của Bộ Giao thông vận tải;

– Quyết định số 33/2005/QĐ-BTC ngày 01/6/2005 của Bộ Tài Chính;

– Văn bản số 583/CHHVN-ATHH ngày 29/4/2004 của Cục Hàng hải Việt Nam.

 

[HH013]. Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển

1. Trình tự thực hiện:

      – Doanh nghiệp cảng biển nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

            – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ hợp lệ và xác nhận vào Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển.

      – Trường hợp không giải quyết có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

            – Công văn đề nghị kiểm tra xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển;

      – 01 bản đánh giá nội bộ về an ninh cảng biển;

      – Biên bản cuộc họp đầy đủ chữ ký của đại diện các cơ quan liên ngành;

      – Bản chính Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển;

            – Bản bổ sung Kế hoạch an ninh cảng biển (nếu có thay đổi về quy mô, cấu trúc và khai thác bến cảng).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng An toàn – An ninh hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 1.100.000 đồng/lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đánh giá nội bộ về an ninh cảng biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Quyết định số 170/2004/QĐ-BGTVT ngày 16/1/2004 của Bộ Giao thông vận tải;

– Quyết định số 33/2005/QĐ-BTC ngày 01/6/2005 của Bộ Tài Chính;

      – Văn bản số 976/CHHVN-ATHH ngày 24/6/2005 của Cục Hàng hải Việt Nam.

 

[HH014]. Phê duyệt danh sách khoá đào tạo nâng cao, khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại cơ sở đào tạo được cấp phép;

      – Cơ sở đào tạo thẩm định hồ sơ, trình Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định duyệt danh sách;

      – Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cơ sở đào tạo.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Đơn đề nghị;

            – Bản sao bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo và giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);

            – Sơ yếu lý lịch có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu;

      – Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;

      – Giấy chứng nhận sức khoẻ;

      – Bản sao giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ, chứng chỉ tiếng Anh;

            – Bản khai thời gian đi biển, thời gian đảm nhiệm chức danh có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên; bản phô tô Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên

      – 03 ảnh màu 3×4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Cục Hàng hải Việt Nam duyệt danh sách trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của cơ sở đào tạo.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục Hàng hải Việt Nam;

    d) Cơ quan phối hợp: Các cơ sở đào tạo.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

8. Phí, lệ phí (nếu có): không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy chứng nhận sức khoẻ.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Để được tham dự khoá đào tạo nâng cao, khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan hàng hải, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung, điều kiện riêng sau đây:

    a) Điều kiện chung :

      – Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;

            – Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc khai thác máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

      – Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:

      + Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;

      + Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

            + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa hoặc máy phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa;

b) Điều kiện riêng:

        Điều kiện tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ để thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 3000 GT trở lên

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng; được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Đại phó.

b) Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Thuyền trưởng.

Điều kiện tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ để thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng,

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Đại phó.

b) Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Thuyền trưởng.

Điều kiện tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn để thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Đại phó.

b) Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Thuyền trưởng.

Điều kiện tham dự khoá huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biểnđể thi Thuyền trưởng tàu dưới 50GT

Điều kiện chuyên môn: Tốt nghiệp trung học cơ sở;

Điều kiện thời gian đi biển: tối thiểu 12 tháng.

Điều kiện dự thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;

b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.

Điều kiện dự thi sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 50 GT trở lên.

Điều kiện để tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ để thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên. 

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ C hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng thì được dự thi lấy Giấy chúng nhận khả năng chuyên môn Máy hai.

b) Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Máy trưởng.

Điều kiện tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ để thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW.

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng thì được dự thi lấy Giấy chúng nhận khả năng chuyên môn Máy hai.

b) Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Máy trưởng.

 

Điều kiện tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW..

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 24 tháng thì được dự thi lấy Giấy chúng nhận khả năng chuyên môn Máy hai.

b) Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 36 tháng thì được dự thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Máy trưởng.

Điều kiện tham gia chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu biển.

1. Điều kiện chuyên môn: Tốt nghiệp trung học cơ sở;

2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

Điều kiện dự thi kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.  

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ B hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;

b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.

Điều kiện dự thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.

1. Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng;

Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian đào tạo dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có trình độ tiếng Anh chứng chỉ A hoặc tương đương trở lên;

2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở lên.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

      – Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

 

[HH015]. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

            – Bản khai thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó, máy hai tương ứng với chức danh ghi trên giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

      – Bản sao giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó, máy hai;

            – Bản phôtô Hộ chiếu thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

      – 03 ảnh màu cỡ 3×4 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/ giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

            Có thời gian đảm nhận chức danh đại phó, máy hai trên hạng tàu tương ứng tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhận chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu dưới một hạng tối thiểu 12 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH016]. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuỷ thủ trực ca, thợ máy trực ca tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

            – Bản sao Bằng tốt nghiệp chuyên ngành và giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);

            – Bản phôtô Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên;

      – 03 ảnh màu cỡ 3×4 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

   c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/ giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;

    b) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc khai thác máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

    c) Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:

            – Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc khai thác máy tàu ở các trường khác;

            – Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

            – Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa hoặc máy phương tiện thủynội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa;

    d) Đối với thuỷ thủ trực ca: Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

– Có giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

– Có thời gian tập sự thủy thủ trực ca 02 tháng.

e) Đối với thợ máy trực ca:

            – Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

– Có giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;

– Có thời gian tập sự thợ máy trực ca 02 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêuchuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam ;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH017]. Gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và đổi, cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện.

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

            – Đơn đề nghị có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên, trong đó ghi rõ (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, đơn vị công tác, thời gian cấp GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện, thời gian đảm nhiệm chức danh, lý do đề nghị);

      – Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện;

            – Xác nhận của Cảng vụ Hàng hải, Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan thẩm quyền khác đối với trường hợp bị mất;

      – 03 ảnh màu cỡ 3×4 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp mất thời gian giải quyết sau khi xác minh xong).

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/ giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

            – Trong độ tuổi lao động và đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ theo qui định;

            – Đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 5 năm; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 3 tháng theo chức danh của GCNKNCM.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH018]. Thủ tục xác nhận việc cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC), giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn chế (ROC) và huấn luyện đặc biệt

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy xác nhận;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên;

      – Giấy chứng nhận GOC, ROC, huấn luyện đặc biệt (bản sao y);

      – 03 ảnh màu cỡ 3×4 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.

8.Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/ giấy

9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH019]. Thủ tục xác nhận về việc công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy xác nhận;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên (ghi rõ thời hạn hợp đồng lao động);

      – Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (xuất trình bản gốc);

      – 03 ảnh màu cỡ 3×4 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/ giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH020]. Cấp Sổ thuyền viên.

1. Trình tự thực hiện:

            – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh;

      – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Sổ thuyền viên;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh, hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu quy định (bản chính);

            – Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đối với các chức danh trong khung định biên an toàn tối thiểu; bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn cơ bản đối với các chức danh khác;

      – 03 ảnh màu cỡ 4×6 cm, chụp trong vòng 6 tháng, đầu để trần, phông nền màu trắng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 03 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:   Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:  một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ thuyền viên.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/ sổ và 40.000đồng/ 1 lần đăng ký vào sổ đăng ký thuyền viên.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH021]. Cấp lại Sổ thuyền viên

1. Trình tự thực hiện:

            – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh;

      – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Sổ thuyền viên;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu quy định (bản chính);

        – 03 ảnh màu cỡ 4×6 cm, chụp trong vòng 6 tháng, đầu để trần, phông nền màu trắng;

            – Trường hợp bị mất Sổ thuyền viên, phải có giấy xác nhận của cảng vụ, cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 02 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải tại Tp.Hải Phòng và Tp.Hồ Chí Minh; Cảng vụ Hàng hải: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ thuyền viên.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/ sổ.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH022]. Cấp lần đầu Hộ chiếu thuyền viên

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Hộ chiếu thuyền viên;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu thuyền viên;

      – Giấy chứng minh nhân dân (bản phô tô);

        – 02 ảnh màu cỡ 4×6 cm, chụp trong vòng 6 tháng, đầu để trần, phông nền màu trắng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam.

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam.

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hộ chiếu thuyền viên.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/01 hộ chiếu.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH023]. Cấp lại Hộ chiếu thuyền viên

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Hộ chiếu thuyền viên;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu thuyền viên;

      – Giấy chứng minh nhân dân (bản phô tô);

      – 02 ảnh màu cỡ 4×6 cm, chụp trong vòng 6 tháng, đầu để trần, phông nền màu trắng;

      – Hộ chiếu thuyền viên cũ;

            – Giấy trình báo việc mất hộ chiếu có xác nhận của công an, cảng vụ, bộ đội biên phòng (đối với trường hợp bị mất hộ chiếu);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

     d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hộ chiếu thuyền viên.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/01 hộ chiếu.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH024]. Gia hạn, đổi Hộ chiếu thuyền viên

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Hộ chiếu thuyền viên;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đề nghị gia hạn, đổi Hộ chiếu thuyền viên;

      – Giấy chứng minh nhân dân (bản phô tô);

        – 02 ảnh màu cỡ 4×6 cm, chụp trong vòng 6 tháng, đầu để trần, phông nền màu trắng;

      – Hộ chiếu thuyền viên cũ;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 02 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hộ chiếu thuyền viên.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/01 hộ chiếu

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu thuyền viên.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH025]. Sửa đổi Hộ chiếu thuyền viên

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Hộ chiếu thuyền viên;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đề nghị sửa đổi Hộ chiếu thuyền viên;

      – Giấy khai sinh (bản sao);

            – Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó (bản sao);

            – Đơn đề nghị nêu rõ lý do sửa đổi có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên (bản chính);

      – Hộ chiếu thuyền viên.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 02 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:   Cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

      7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hộ chiếu thuyền viên.

      8. Phí, lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/01 hộ chiếu

        9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu thuyền viên.

      10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

      11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH026]. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải GCNKNCMHTHH) và cấp giấy chứng nhận vùng hoạt động của Hoa tiêu hàng hải (GCNVH ĐHTHH)

1. Trình tự thực hiện:

        – Tổ chức quản lý hoa tiêu, cá nhân nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận;

      – Trong trường hợp không giải quyết Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ cấp GCNKNCMHTHH và GCNVHĐHTHH bao gồm:

            – Công văn kèm theo danh sách đề nghị của tổ chức hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu cụ thể vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của hoa tiêu được đề nghị;

            – 03 phiếu sát hạch khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải hạng Ba. 02 phiếu sát hạch đối với hoa tiêu hàng hải hạng Nhì, hạng Nhất và Ngoại hạng;

            – Bản kê khai thời gian hoặc số lượt thực tập dẫn tàu an toàn có xác nhận tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập và Cảng vụ hàng hải tại khu vực;

            – 03 ảnh 3 x 4 chụp trong vòng sáu tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 10 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục Hàng hải Việt Nam;

      d) Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/01 Giấy.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Điều kiện để được cấp GCNKNCMHTHH

Để được cấp GCNKNCMHTHH, hoa tiêu hàng hải phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

* GCNKNCMHTHH hạng Ba:

      – Đã hoàn thành khoá đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;

      – Về số lượt thực tập dẫn tàu:

+ Đã thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Ba dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải đã có GCNKNCMHTHH với số lượt dẫn tàu an toàn là 300 lượt hoặc thời gian thực tập ít nhất là 36 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu là 150 lượt tàu;

+ Đối với hoa tiêu hàng hải tập sự đã đảm nhiệm chức danh sĩ quan tàu biển hạng tàu từ 500 GT trở lên có số lượt thực tập dẫn tàu an toàn tối thiểu là 200 lượt hoặc thời gian thực tập ít nhất là 18 tháng với số lượt thực tập dẫn tàu an toàn tối thiểu là 100 lượt tàu;

+ Đối với hoa tiêu tập sự đã đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên có số lượt thực tập dẫn tàu an toàn tối thiểu là 150 lượt hoặc thời gian thực tập ít nhất là 15 tháng với số lượt thực tập dẫn tàu an toàn tối thiểu là 75 lượt tàu.

      – Có xác nhận của tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực

* GCNKNCMHTHH hạng Nhì:

      – Đối với hoa tiêu hàng hải đã có GCNKNCMHTHH hạng Ba:

+ Đã độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất là 200 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Ba hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Ba ít nhất là 24 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu là 100 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận;

+ Có ít nhất là 30 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 4000 GT hoặc chiều dài tối đa từ 115 mét trở lên hoặc có thời gian thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì ít nhất là 12 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu là 15 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận.

      – Đối với người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên và đã có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tương ứng ít nhất là 36 tháng thì được xét cấp GCNKNCM HTHH hạng Nhì, nhưng phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

+ Đã hoàn thành khoá đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;

+ Có ít nhất là 150 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 4000 GT hoặc chiều dài tối đa từ 115 mét trở lên với chức danh thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc có thời gian thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì ít nhất là 12 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu là 75 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận.

* GCNKNCMHTHH hạng Nhất:

      – Đã hoàn thành khoá đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao;

      – Có ít nhất 30 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 10.000 GT hoặc chiều dài tối đa từ 145 mét trở lên hoặc thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhất ít nhất sáu tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu là 15 lượt dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có GCNKNCMHTHH từ hạng Nhất trở lên và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận.

* GCNKNCMHTHH Ngoại hạng:

      – Có GCNKNCMHTHH hạng Nhất;

      – Đã độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất là 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhất hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Nhất ít nhất là 36 tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu 150 lượt và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận;

      – Có ít nhất 30 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích từ 20.000 GT hoặc sáu tháng với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu là 15 lượt dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có GCNKHCMHTHH Ngoại hạng và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận.

b) Điều kiện cấp GCNVHĐHTHH:

      – Hoa tiêu hàng hải đã qua thực tập dẫn tàu ở vùng hoa tiêu hàng hải nào thì được cấp giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải tại vùng đó;

      – Có GCNKNCMHTHH. Đối với hoa tiêu hàng hải dẫn tàu tại cảng dầu khí ngoài khơi để được cấp GCNVHĐHTHH thì phải thực tập dẫn tàu an toàn ít nhất 05 lượt tại vùng hoa tiêu hàng hải đó và được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận.   

  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

      – Thông tư số 06/2009/TT-BGTVT ngày 18/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải về đào taọ, cấp, thu hồi chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động của hao tiêu hàng hải;

      – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

[HH027]. Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải(GCNVHĐHTHH) đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động

1. Trình tự thực hiện:

            – Tổ chức quản lý hoa tiêu, cá nhân nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận;

            – Trong trường hợp không giải quyết Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải;

            – Công văn đề nghị của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải trong đó nêu rõ vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đề nghị cấp GCNVHĐHTHH;

            – Xác nhận thời gian thực tập dẫn tàu an toàn và số lượt dẫn tàu an toàn tại vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải nơi chuyển đến của tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập và Cảng vụ hàng hải tại khu vực;

            – 03 ảnh 3 x 4 chụp trong vòng sáu tháng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 7 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tổ chức cán bộ, Cục Hàng hải Việt Nam;

     d) Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng Đăng ký tàu biển thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

            Chuyển vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: Trường hợp hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phải có thời gian thực tập dẫn tàu ít nhất là sáu tháng tại vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải nơi chuyển đến với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu (được tổ chức hoa tiêu nơi hướng dẫn thực tập, Cảng vụ hàng hải tại khu vực xác nhận) theo quy định dưới đây:

            – 100 lượt đối với các vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: Quảng Ninh (trừ tuyến dẫn tàu vào khu chuyển tải Vạn Gia), Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định (trừ tuyến dẫn tàu vào các cảng biển Thái Bình, Nam Định), thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu – sông Tiền (trừ tuyến dẫn tàu qua sông Tiền);

      – 30 lượt đối với các vùng hoa tiêu hàng hải còn lại.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Thông tư số 06/2009/TT-BGTVT ngày 18/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải về đào taọ, cấp, thu hồi chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động của hao tiêu hàng hải.

      – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

[HH028]. Gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải (GCNKNCMHTHH), giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải (GCNVHĐHTHH).

1. Trình tự thực hiện:

      – Tổ chức quản lý hoa tiêu, cá nhân nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận;

            – Trong trường hợp không giải quyết Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

      – Qua hệ thống Bưu chính; hoặc

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

            – Đơn xin gia hạn, đổi, cấp lại GCNKNCMHTHH, GCNVHĐHTHH trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền;

      – GCNKNCMHTHH, GCNVHĐHTHH cần gia hạn hoặc đổi;

            – 03 ảnh 3 x 4 chụp trong vũng sỏu thỏng trở lại (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).             

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 07 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp thực hiện: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Gia hạn, đổi, cấp lại GCNKNCMHTHH và GCNVHĐHTHH

a) GCNKNCMHTHH có thời hạn sử dụng năm năm kể từ ngày cấp;

     b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải được gia hạn, cấp lại khi hoa tiêu hàng hải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

      – Có giấy chứng nhận sức khoẻ theo quy định;

            – Đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với GCNKNCM HTHH được cấp từ 24 tháng trở lên trong vòng năm năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất ba tháng.

     c) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải còn hạn sử dụng chỉ được đổi, cấp lại trong các trường hợp dưới đây:

      – Bị mất;

      – Bị hư hỏng.

            Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải được đổi hoặc cấp lại phải có nội dung giống như Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải bị mất hoặc hư hỏng và có thời hạn sử dụng bằng với thời hạn sử dụng còn lại của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động Hoa tiêu hàng hải bị mất, hư hỏng.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Quyết định số 52/2005/QĐ-BGTVT ngày 27/10/2005 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn đào taọ, cấp, thu hồi chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động của hao tiêu hàng hải;

            – Thông tư số 06/2009/TT-BGTVT ngày 18/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải về đào taọ, cấp, thu hồi chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động của hao tiêu hàng hải;

– Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

[HH029]. Cấp Chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp chứng chỉ;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thiết kế tàu biển;

            – Văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung cấp chứng chỉ hành nghề (nếu văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấp phải dịch ra tiếng Việt và có công chứng) bản sao;

      – Bản khai kinh nghiệm chuyên môn theo mẫu;

      – 02 ảnh màu cỡ 3×4 cm (chụp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 1.000.000 đồng/ chứng chỉ.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

            – Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;

            – Bản khai kinh nghiêm chuyên môn.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Quyết định số 38/2005/QĐ-BGTVT ngày 09/8/2005 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải.

            – Quyết định số 70/2008/QĐ-BTC ngày 01/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghệ kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện thuỷ.

 

[HH030]. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế tàu biển(đối với các trường hợp: hết hạn sử dụng, bị mất, bị rách, nát, bổ sung nội dung ngành nghề)

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thiết kế tàu biển (bản gốc);

            – Có chứng chỉ cũ (trường hợp bị mất chứng chỉ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương);

      – Có bản khai kết quả hành nghề theo chứng chỉ đã được cấp;

            – Đối với trường hợp đề nghị bổ sung nội dung hành nghề thì phải có thêm bản sao văn bằng chứng chỉ liên quan đến nội dung xin bổ sung.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 250.000 đồng/ chứng chỉ.

Cấp bổ sung nội dung chứng chỉ: 1.000.000 đồng/ chứng chỉ

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:  Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

      – Không vi phạm các quy định của quy chế này và phá luật có liên quan;

            – Trường hợp đề nghị bổ sung nội dung hành nghề thì có thêm bản sao văn bằng chứng chỉ có liên quan đến nội dung bổ sung;

            – Trường hợp chứng chỉ bị mất hoặc rách nát đề nghị cấp lại thì trong đơn đề nghị phải ghi rõ nội dung và thời hạn của chứng chỉ.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

            – Quyết định số 38/2005/QĐ-BGTVT ngày 09/8/2005 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;

            – Quyết định số 70/2008/QĐ-BTC ngày 01/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghệ kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện thuỷ.

 

[HH031]. Cấp Giấy chứng nhận có bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu

1. Trình tự thực hiện:

      – Cá nhân, tổ chức nộp (gửi) hồ sơ tại Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam;

      – Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận;

      -Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

            – Xuất trình Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm tài chính phù hợp với yêu cầu của Công ước;

        – Nộp 01 bản phô tô các giấy tờ trên có xác nhận của Giám đốc và đóng dấu của Công ty;

            – Nộp bản gốc Giấy chứng nhận của người bảo hiểm hoặc người bảo lãnh tài chính về việc đã cấp đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính phù hợp với yêu cầu của công ước.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

      7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

      8. Phí, lệ phí (nếu có): 100.000 đồng/ giấy

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

      10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

      11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            – Thực hiện theo Công ước CLC 1992 và Văn bản số 726/CHHVN-PC ngày 27/5/2004 của Cục Hàng hải Việt Nam;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH032]. Đăng ký tàu biển không thời hạn

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

            – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đăng ký tàu biển;

            – Giấy chứng nhận xoá đăng ký tàu biển hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao đối với tàu đóng mới;

            – Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;

      – Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

      – Hoá đơn nộp phí, lệ phí (bản phôtô kèm bản chính để đối chiếu);

      – Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm bản chính để đối chiếu);

            – Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại điện tại Việt Nam.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            –  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển.

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH033]. Đăng ký tàu biển có thời hạn

      1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

            – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn.

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

      2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đăng ký tàu biển;

      – Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

      – Hoá đơn nộp phí, lệ phí (bản phôtô kèm bản chính để đối chiếu);

      – Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển bản phôtô;

            – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại điện tại Việt Nam;

      – Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký;

      – Hợp đồng thuê mua hoặc thuê tàu trần.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

      6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

      7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

      8. Phí, lệ phí (nếu có): 30% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

      10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

      11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            –  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH034] Đăng ký lại tàu biển.

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

            – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đăng ký tàu biển;

      – Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

      – Hoá đơn nộp phí, lệ phí (bản phôtô kèm bản chính để đối chiếu);

      – Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm bản chính để đối chiếu);

            – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại điện tại Việt Nam;

            – Giấy chứng nhận xoá đăng ký tàu biển hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu đóng mới hoặc Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký;

      – Hợp đồng thuê mua hoặc thuê tàu trần.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 30% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            –  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH035]. Đăng ký thay đổi tên tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

        – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản nêu rõ lý do thay đổi tên tàu biển;

      – Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5% mức thu đưng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            –  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH036]. Đăng ký thay đổi chủ tàu.

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

        – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

            – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Tờ khai đăng ký tàu biển;

            – Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;

      – Hoá đơn nộp phí, lệ phí (bản phôtô kèm bản chính để đối chiếu);

            – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

            –  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

            – Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH037]. Đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

            – Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

        – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

      – Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

      – Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

      – Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

      – Văn bản nêu rõ lý do thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật của tàu biển;

            – Các giấy chứng nhận an toàn kỹ thật có liên quan đến thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật của tàu được tổ chức đăng kiểm cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

      – Cá nhân;

      – Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

     a) Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

     b)  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển.

     c) Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH038]. Đăng ký thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Văn bản nêu rõ lý do chuyển cơ quan đăng ký tàu biển khu vực;

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

– Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH039]. Đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Văn bản nêu rõ lý do chuyển tổ chức đăng kiểm tàu biển;

– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm bản gốc để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

        b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 5% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

– Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH040]. Đăng ký tàu biển tạm thời

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

* Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí

– Tờ khai đăng ký tàu biển;

– Giấy chứng nhận xoá đăng ký tàu biển hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu đóng mới;

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;;

– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm theo bản gốc để đối chiếu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

* Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí và chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển

– Tờ khai đăng ký tàu biển;

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;

– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm theo bản gốc để đối chiếu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

* Trường hợp thử tàu đóng mới

– Tờ khai đăng ký tàu biển;

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;

– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm theo bản gốc để đối chiếu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

      * Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký

– Tờ khai đăng ký tàu biển;

– Giấy chứng nhận xoá đăng ký tàu biển hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu đóng mới;

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;;

– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;

– Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản phôtô kèm theo bản gốc để đối chiếu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 30% mức thu đăng ký chính thức đối với tàu có dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng); từ 501 đến 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần; từ 1601 GT đến 3.000GT là 1.500 đồng/GT-lần; trên 3.000GT là 1.500 đồng/GT lần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

– Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH041]. Đăng ký tàu biển đang đóng

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký tàu biển;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Hợp đồng đóng tàu;

– Giấy xác nhận tàu đã dặt sống chính của cơ sở đóng tàu.

     b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không.

 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển

 

[HH042]. Đăng ký tàu biển loại nhỏ

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn.

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký tàu biển;

– Giấy chứng nhận xoá đăng ký tàu biển hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu đóng mới;

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu hoặc các bằng chứng về chuyển quyền sở hữu có giá trị pháp lý tương đương khác;

– Hoá đơn nộp phí, lệ phí (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

   d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 300.000 đồng/lần

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:Tờ khai đăng ký tàu biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

– Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.

 

[HH043]. Xoá hoặc tạm ngừng đăng ký tàu biển

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Tờ khai tạm ngừng hoặc xoá đăng ký tàu biển;

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam; trường hợp không còn giấy chứng nhận đanưg ký tàu biển Việt Nam phải nêu rõ lý do.

– Giấy chấp thuận cho phép tạm ngừng hoặc xóa đăng ký của người nhận thế chấp tàu biển đó.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai tạm ngừng hoặc xoá đăng ký tàu biển Việt Nam.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển.

 

[HH044]. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần Hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký thế chấp tàu biển;

– Hợp đồng thế chấp tàu biển.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 03 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): 60.000 đ/trường hợp.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển;

– Thông tư Liên tịch số 03/2007/TTLT/BTC-BTP ngày 10/1/2007 giữa Liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

 

[HH045]. Xoá Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam

1. Trình tự thực hiện:

– Chủ tàu nộp (gửi) hồ sơ đề nghị tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển không thời hạn;

– Trường hợp không giải quyết sẽ thông báo bằng văn bản.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại một trong các cơ quan sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

– Qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần Hồ sơ:

– Tờ khai xoá đăng ký thế chấp tàu biển;

– Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam;

– Văn bản đồng ý xoá thế chấp tàu biển của người nhận thế chấp tàu biển.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Thời gian 03 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân;

– Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

     a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;

     c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại Tp.Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;

     d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai xoá đăng ký thế chấp tàu biển.

10. Yêu cầu, điêù kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

–  Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển.

 


cangvuhp782482009.doc