Giám sát kỹ thuật, phân cấp tàu biển

GIÁM SÁT KỸ THUẬT, PHÂN CẤP TÀU BIỂN

1. Phân cấp tàu biển  

Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan duy nhất được Chính phủ Việt Nam giao cho chức năng thực hiện giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu thuỷ ở Việt Nam. Hoạt động này bao gồm:

– Duyệt thiết kế;

– Kiểm tra, giám sát trong quá trình đóng mới;

– Kiểm tra tàu trong quá trình khai thác;

– Kiểm tra trao cấp;

– Kiểm tra/chứng nhận vật liệu, trang thiết bị lắp đặt trên tàu;

– Kiểm tra, chứng nhận theo luật/công ước quốc tế;

– Đánh giá, chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn quốc tế (ISM Code, ISPS code);

– Cấp các giấy chứng nhận;

2. Kiểm tra theo uỷ quyền của đăng kiểm nước ngoài

Theo thoả thuận đã ký với các cơ quan đăng kiểm nước ngoài, Đăng kiểm Việt Nam thay mặt 18 tổ chức đăng kiểm trên thế giới tiến hành kiểm tra, giám sát kỹ thuật các tàu mang cấp của họ, trong đó có các tổ chức đăng kiểm lớn như: LR (Anh), NK (Nhật Bản), DNV (Na Uy), ABS (Mỹ), MRS (Nga), GL (Đức), BV (Pháp) v.v…

Thực hiện các dịch vụ tư vấn

– Tư vấn về uỷ quyền phân cấp;

– Tư vấn đánh giá kỹ thuật mua tàu, thuê tàu;

– Tư vấn đóng mới, sửa chữa tàu;

– Tư vấn lắp đặt các hệ thống trên tàu.

3. Các dịch vụ kỹ thuật đặc biệt

– Đánh giá về môi trường;

– Kiểm tra, phân tích tai nạn;

– Kiểm tra, đánh giá và lựa chọn sử dụng vật liệu;

– Kiểm tra không phá huỷ.

4. Xét duyệt thiết kế

4.1.  Mục đích xét duyệt thiết kế

Xét duyệt thiết kế là việc đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với các yêu cầu của Qui phạm, Công ước quốc tế, Tiêu chuẩn và các Qui định hiện hành có liên quan mà phương tiện thuỷ phải áp dụng.

4.2.  Ðơn vị quản lý công tác xét duyệt thiết kế (XDTK)

Ðơn vị quản lý công tác XDTK theo Qui định được ban hành kèm theo Quyết định số 124/2002QÐ-ÐK ngày 12/08/2002 của Cục trưởng Cục ÐKVN bao gồm:

4.2.1  Phòng Qui Phạm: là đơn vị được Cục giao nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo công tác XDTK tàu biển trong phạm vi toàn Cục.

4.2.2  Phòng Tàu sông: là đơn vị được Cục giao nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo công tác XDTK tàu sông trong phạm vi toàn Cục.

4.2.3 Phòng Công nghiệp: là đơn vị được Cục giao nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo công tác XDTK các sản phẩm thuỷ mẫu trong phạm vi toàn Cục.

4.3. Ðơn vị xét duyệt thiết kế

Ðơn vị XDTK là Phòng Qui Phạm, Phòng Tàu sông, phòng Công nghiệp và các Chi cục/ Chi nhánh được Cục trưởng Cục ÐKVN giao nhiệm vụ XDTK.

TT

Nhóm

Đơn vị

Khôi lượng được giao

Khu vực được giao

1

A

Tất cả các Chi cục/Chi nhánh ĐK tàu biển

Thiết kế thi công/hoàn công các tàu do Chi cục/Chi nhánh giám sát

Được thi công và giám sát tại địa bàn quản lý của đơn vị.

Chi cục ĐK số 3, 4, 5, 8, CN Kiên Giang

– Thiết kế kỹ thuật (trừ tàu cao tốc) Tàu hàng nội địa có GT<100

– Sản phẩm thuỷ lắp đặt trên các tàu nêu trên.

2

B

Chi cục ĐK số 9, 10, 15

+ Tàu hàng có GT<300

+ Tàu khách < 50 Khách

– Thiết kế thi công, hoàn công tất cả các tàu do đơn vị GS

– Sản phẩm thuỷ lắp đặt trên các tàu nêu trên

Được thi công và giám sát tại địa bàn quản lý của đơn vị

3

C

Chi cục ĐK số 6

– Thiết kế kỹ thuật: 

+ Tàu hàng nội địa có GT<1000 

+ Tàu khách nội địa < 100 Khách 

+ Tàu hàng chạy tuyến QT có GT<500

– Thiết kế thi công, hoàn công tất cả các tàu do đơn vị giám sát.

– Sản phẩm thuỷ lắp đặt trên các tàu nêu trên.

Có đơn vị thiết kế hoặc được thi công từ Phú Yên trở vào phía Nam.

Phòng Qui phạm

– Tất cả các thiết kế do người nước ngoài thực hiện

– Tất cả các thiết kế không thuộc phạm vi của các đơn vị nêu ở trên hoặc khi có yêu cầu.

– Thiết kế sản phẩm thủy lắp đặt trên các tàu nêu trên.

Trong phạm vi toàn quốc

Phòng Công nghiệp

– Thiết kế các sản phẩm mẫu và các sản phẩm khác khi có yêu cầu.

 – Thiết kế cần cẩu, con-ten-nơ, nồi hơi, bình khí nén.

4.4. Ðơn vị thiết kế

Là các đơn vị thoả mãn các qui định hiện hành của Nhà nước về kinh doanh hành nghề thiết kế phương tiện thuỷ (có đăng ký kinh doanh và đủ điều kiện thiết kế tàu biển/ tàu sông/ sản phẩm thuỷ).

4.5.   Hồ sơ thiết kế

4.5.1 Khối lượng, nội dung hồ sơ thiết kế

Hồ sơ thiết kế trình duyệt Ðăng kiểm tối thiểu phải có 03 bộ, được trình bày theo các TCVN hiện hành và theo khối lượng bản vẽ, bản tính được qui định trong các Qui phạm, luật quốc gia/quốc tế mà phương tiện thuỷ phải áp dụng.

4.5.2  Hồ sơ thiết kế tàu biển, tàu sông

(1)   Hồ sơ thiết kế kỹ thuật (đóng mới, hoán cải, lập hồ sơ):

– Với thiết kế đóng mới tàu biển: Phù hợp với yêu cầu nêu ở Chương 5, Phần 1-A và mục 2.1.2, Chương 2, Phần 1-B và các phần liên quan khác của Qui phạm PC&ÐT biển vỏ thép 1997 (TCVN6259:1997) hoặc các mục tương ứng của các Qui phạm khác liên quan đến tàu biển.

– Với thiết kế đóng mới tàu sông: Phù hợp với yêu cầu nêu ở Chương 2, Phần 1-B và các chương tương ứng của Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông TCVN 5801-2001 hoặc các Qui phạm khác có liên quan đến tàu sông.

–  Với thiết kế lập hồ sơ:Về nguyên tắc là tương đương với hai loại thiết kế nêu trên, tuy nhiên Ðăng kiểm có thể xem xét và miễn giảm khối lượng hồ sơ trình duyệt trong từng trường hợp cụ thể.

–  Với thiết kế hoán cải: Có khối lượng bản vẽ, bản tính phù hợp với nội dung hoán cải được Ðăng kiểm chấp nhận

(2)   Hồ sơ thiết kế thi công

Bao gồm các bản vẽ chi tiết được xây dựng trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật được Ðăng kiểm duyệt. Các bản vẽ này phải thể hiện cụ thể kích thước các chi tiết kết cấu, dung sai lắp ráp….để phục vụ cho việc thi công và công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công.

(3)   Hồ sơ thiết kế hoàn công

  Bao gồm các bản vẽ thay thế hoặc bổ sung vào thiết kế kỹ thuật thể hiện chính xác các kích thước và các đặc tính đã được thi công, bao gồm cả các bổ sung sửa đổi đã được Ðăng kiểm duyệt, làm cơ sở để cấp hồ sơ Ðăng kiểm và quản lý tàu trong quá trình khai thác.

(4)  Yêu cầu bổ sung

Khi trình duyệt thiết kế, ngoài hồ sơ kỹ thuật nêu trên, đơn vị thiết kế phải gửi kèm các giấy tờ sau:

–  Giấy đề nghị xét duyệt thiết kế (theo mẫu);

–  Nhiệm vụ thư thiết kế (nếu có);

–  Hợp đồng thiết kế (nếu có).

4.6.      Tiến độ xét duyệt thiết kế

Sau khi nhận thiết kế, trong thời gian qui định dưới đây đơn vị XDTK phải hoàn thành thủ tục XDTK hoặc phải có thông báo XDTK cho đơn vị thiết kế.

(1)   Ðối với tàu sông (thiết kế kỹ thuật): không quá 5 ngày làm việc.

(2) Ðối với tàu biển đóng mới:

– Tàu biển có GT < 1600, tàu khách biển chở trên 200 khách: không quá 20 ngày làm việc.

– Tàu biển có 500 £ GT £ 1600, tàu khách biển chở trên 100 khách đến 200 khách: không quá 15 ngày làm việc.

– Tất cả các tàu biển còn lại: không quá 10 ngày làm việc.

(3) Ðối với tàu biển hoán cải: Thời gian bằng 1/2 thời gian qui định đối với tàu đóng mới.

(4)  Ðối với các loại thiết kế kiểu mới hoặc tàu biển có GT > 5000: Thời gian XDTK có thể kéo dài hơn thời gian qui định trên và Ðăng kiểm sẽ có thoả thuận riêng với đơn vị thiết kế.

4.7.    Phí xét duyệt thiết kế

Ðơn vị thiết kế hoặc Chủ tàu phải thanh toán cho ÐKVN khoản phí XDTK được ghi rõ trong hợp đồng XDTK được ký giữa hai bên (nếu có) hoặc kèm theo bản phí hiện hành sau khi nhận thiết kế đã duyệt.

4.8.   Các phần mềm phục vụ xét duyệt thiết kế.

Trong nhiều năm qua, bằng sự nghiên cứu, học hỏi và sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Ðăng kiểm nước ngoài, thông qua việc chuyển giao công nghệ… ÐKVN đã có được một hệ thống phần mềm đủ mạnh và tin cậy để ứng dụng rộng rãi trong việc xét duyệt thiết kế phương tiện thuỷ. Hệ thống phần mềm này gồm những chương trình cơ bản như sau:

4.8.1  Bosun – C : Duyệt phần thân tàu theoPhần 2A của TCVN 6259-2:1997.

4.8.2  Bosun – CS : Duyệt phần thân tàu theo Phần 2B của TCVN 6259-2:1997.

4.8.3 IPCA : Duyệt phần tính năng, ổn định nguyên vẹn và ổn định tai nạn, mạn khô và phân khoang tàu.

Từ nhiều năm qua Phòng Qui Phạm đã ứng dụng các phần mềm nói trên để đánh giá/ xét duyệt thiết kế cho nhiều loại tàu: như tàu hàng khô, tàu LPG, tàu cao tốc…Các tàu được duyệt, nói chung đã được đóng mới thoả mãn các yêu cầu của Qui phạm, công ước Quốc tế và hiện tại đã và đang khai thác an toàn, có hiệu quả ở khắp các tuyến biển nội địa cũng như Quốc tế.

5. Giám sát đóng mới

Kiểm tra phân cấp tàu biển là hoạt động mang tính chất truyền thống của bất cứ một cơ quan Ðăng kiểm nào trên thế giới. Kiểm tra phân cấp tàu biển là nhiệm vụ trọng tâm, lâu đời nhất của Ðăng Kiểm Việt Nam (VR). Kiểm tra phân cấp tàu biển của VR bao gồm 2 phần chính:

– Kiểm tra tàu biển trong đóng mới

– Kiểm tra tàu biển đang khai thác.

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến kiểm tra tàu biển trong đóng mới.

Kiểm tra tàu biển trong đóng mới bao gồm 2 phần chính: kiểm tra phân cấp (Classification Survey) và kiểm tra theo luật (Statutory Survey) – có tầm quan trọng đặc biệt, nó bắt đầu ngay từ khâu XDTK đến khi hoàn thành hồ sơ Ðăng kiểm cho tàu hoạt động. Chất lượng con tàu luôn luôn được xem xét và kiểm soát suốt trong quá trình này.

Kiểm tra phân cấp tàu biển trong đóng mới bao gồm các bước cơ bản sau đây:

– Xét duyệt thiết kế

– Giám sát chế tạo vật liệu, trang thiết bị, máy móc lắp đặt lên tàu

– Kiểm tra gia công, lắp ráp, hàn vỏ tàu, lắp đặt máy móc, trang thiết bị

– Kiểm tra hạ thuỷ, thử nghiêng, thử tại bến và thử đường dài

– Lập hồ sơ đăng kiểm và trao Giấy chứng nhận.

Nói chung các tổ chức Ðăng kiểm trên thế giới không được giao nhiệm vụ kiểm tra theo luật, đó là nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, VR là cơ quan quản lý Nhà nước nên được Chính phủ giao cho nhiệm vụ này.

Kiểm tra theo luật bao gồm những phần nằm trong kiểm tra phân cấp và những phần nằm ngoài các yêu cầu của kiểm tra phân cấp thuộc qui định của Công ước quốc tế hoặc các Luật quốc gia.

Hiện nay VR đã áp dụng Qui trình kiểm tra đóng mới, hoán cải hoặc phục hồi tàu biển  nhằm mục đích qui định các thủ tục và trình tự kiểm tra trong đóng mới, hoán cải hoặc phục hồi tàu biển, đồng thời biên soạn các Hướng dẫn cho Ðăng kiểm viên trong việc giám sát đóng mới tàu biển.

5.1. Hướng dẫn cho Ðăng kiểm viên

Ðể giúp các Ðăng kiểm viên và các đơn vị liên quan đến đóng mới, sửa chữa và khai thác tàu biển hiểu rõ và vận dụng qui phạm trong công tác giám sát tàu biển, Cục Ðăng kiểm Việt Nam đã tiến hành biên soạn các tài liệu Hướng dẫn cho việc giám sát tàu biển trong đóng mới.

Tài liệu hướng dẫn này đưa ra các qui định chung nhất, các hạng mục và các bước phải được kiểm tra, trong đó có những bước qui định Ðăng kiểm viên phải có mặt để kiểm tra theo yêu cầu bắt buộc của Qui phạm cũng như đưa ra các yêu cầu và tiêu chuẩn, kích thước và sai số cụ thể.

Tài liệu hướng dẫn này được biên soạn trên cơ sở kinh nghiệm giám sát kỹ thuật của Ðăng kiểm Việt Nam, Hệ thống qui trình và hướng dẫn kiểm soát chất lượng theo ISO 9000 của Ðăng kiểm Việt Nam cũng như tham khảo các tài liệu của Ðăng kiểm Nhật (NK).

(Nguồn: www.vr.org.vn):  Phòng Qui Phạm –  Cục Ðăng Kiểm Việt Nam)

                          18 – Phạm Hùng – Hà Nội.

                         Tel: 04 – 7684704- Fax: 04 – 7684722.