Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức

CHÍNH PHỦ

Số: 87/2009/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2009

             

NGHỊ ĐỊNH

Về vận tải đa phương thức

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Namngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ LuậtHàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủynội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng6 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29tháng   11 năm 2005;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

ChươngI

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

 

Điều 1 . Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm vậntải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm: doanh nghiệp được thànhlập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp tácxã được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam; cáctổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

TrongNghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.” Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyểnhàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồngvận tải đa phương thức.

2.”Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơingười kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở Việt Nam đến mộtđịa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.

3. “Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức đượcthực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

4. ” Người kinh doanh vận tải đa phươngthức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thựchiện hợp đồng vận tải đa phương thức.

5.”Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữangười gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinhdoanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa đểthu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địađiểm trả hàng cho người nhận hàng.

6.”Chứng từ vận tải đa phương thức” là văn bản do người kinh doanh vậntải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phươngthức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vậnchuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã kýkết.

7.”Người vận chuyển” là tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc cam kết thựchiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển dù người đó là người kinh doanh vậntải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

8.”Người gửi hàng” là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đaphương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.

9.”Người nhận hàng” là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hoá từngười kinh doanh vận tải đa phương thức.

10.”Tiếp nhận hàng” là việc hàng hoá đã thực sự được giao cho người kinhdoanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửihàng uỷ quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vậnchuyển.

11.”Giao trả hàng” là một trong các trường hợp sau đây:

a)Việc giao trả hàng hoá cho người nhận hàng;

b)Hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy địnhcủa hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quánthương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;

c) Việc giao hàng hoá cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác màtheo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hoá phảiđược giao như vậy.

12. “Hàng hoá” là bất cứ tài sản nào (trừ bất động sản), kể cảcông-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác màkhông do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.

13. “Văn bản” là một trong các hình thức sau: điện tín, telex,fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại.

14. “Ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyềnxác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạngchuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người đượcxác định.

15. “Quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốctế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và côngbố hàng ngày.

16. “Ẩn tỳ” là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoàihàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được.

17. “Trường hợpbất khả kháng” là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lườngtrước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cầnthiết và khả năng cho phép.

18. “Hợp đồng vận chuyển đơn thức” là hợp đồng vận chuyển riêngbiệtđược giao kết giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người vậnchuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng một phương thức vận tải để vậnchuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Điều 3. Thủ tục Hải quan

Hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan,trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và cácloại hàng cấm khác. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quyđịnh thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức.

Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phươngthức

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức.

2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạtđộng liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tảiđa phương thức.

Chương II

ĐIỀU KIỆNKINH DOANH VÀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ

Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thứcquốc tế

1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã ViệtNam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiệnsau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghềkinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;

b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tươngđương;

c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảolãnh tương đương;

d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tảiđa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghềkinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;

b) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặccó bảo lãnh tương đương;

c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảolãnh tương đương;

d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

3. Doanh nghiệp của các quốc gialà thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanhnghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phươngthức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiệnsau đây:

a) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đaphương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;

b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảolãnh tương đương;

c) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thứcquốc tế của Việt Nam.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinhdoanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Điều 6 . Thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

1. Doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Nghịđịnh này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốctế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phươngthức quốc tế (theo mẫu tại Phụ lục I);

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứngthực (hoặc công chứng) hoặc bản sao Giấy phép đầu tư có chứng thực hoặc côngchứng trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;

c) Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tàichính hoặc bảo lãnh tương đương.

2. Doanh nghiệp quy định khoản 3 Điều 5 của Nghị định nàygửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đếnBộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinhdoanh vận tải đa phương thức quốc tế;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đaphương thức quốc tế do Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp và đã được hợppháp hoá lãnh sự;

c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tảiđa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanhvận tải đa phương thức cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục III).

Giấy phép kinh doanh vận tải đaphương thức quốctế có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.

4. Nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trongGiấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trong thời hạn có hiệu lực,người kinh doanh vận tải đa phương thức quốctế phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này để xincấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Điều 7. Thủtục cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

1. Doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghịđịnh này gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thứcđến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế(theo mẫu tại Phụ lục II).

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứngthực hoặc công chứng (nếu có thay đổi);

c) Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tàichính hoặc bảo lãnh tương đương (nếu có thay đổi).

2. Trong thời hạn10   ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồsơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phươngthức quốc tế cho doanh nghiệp. Giấyphép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế này có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều 8. Thu hồi Giấy phép

Bộ Giao thông vận tải thu hồi Giấy phép kinh doanh vậntải đa phương thức quốc tế nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạmmột trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thứcquốc tế quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC NỘI ĐỊA

Điều 9. Quy định về kinh doanh vận tải đaphương thức nội địa

1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tưtại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứngcác điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghềkinh doanh vận tải đa phương thức;

b) Có Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.

2. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tảiđa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định củapháp luật tương ứng với mỗi phương thức vận tải.

 

Chương IV

CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐAPHƯƠNG THỨC

Điều 10. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế

1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hànghoá thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượngđược hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợphợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.

2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phươngthức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền ký.

3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ kýđược in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ họchoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Mẫu chứng từvận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăngký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:

a) Văn bản đềnghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);

b) Bộ Mẫu chứngtừ vận tải đa phương thức (hai bộ).

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Bộ Giao thông vận tải xác nhận “Mẫu chứngtừ vận tải đa phương thức đã được đăng ký” tại bộ Mẫu chứng từ vận tải đaphương thức.

Điều 11. Phát hành chứng từ vận tải đa phương thứcnội địa

1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hànghoá thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức.

2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phươngthức ký hoặc   người được người kinh doanhvận tải đa phương thức uỷ quyền ký.

3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ kýđược in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ họchoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 12 . Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức

1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được pháthành theo một trong các hình thức sau:

a) Xuất trình;

b) Theo lệnh;

c) Theo lệnh của ngườicó tên trong chứng từ gốc.

2. Chứng từ vận tải đaphương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức:đích danh người nhận hàng.

3. Các dạng chứng từtrong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.

Điều 13. Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức

Việc chuyển nhượng chứngtừ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:

1. Đối với hình thức “Xuấttrình”: không cần ký hậu.

2. Đối với hình thức”Theo lệnh”: phải có ký hậu.

3. Đối với hình thức”Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người cótên trong chứng từ gốc.

Điều 14. Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức

1. Chứng từ vận tải đaphương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Đặc tính tự nhiênchung của hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hoá; tính chấtnguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hoá; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cảbì của hàng hoá hoặc số lượng của hàng hoá được diễn tả cách khác;

Tất cả các chi tiết nói trêndo người gửi hàng cung cấp;

b) Tình trạng bên ngoàicủa hàng hoá;

c) Tên và trụ sở chínhcủa người kinh doanh vận tải đa phương thức;

d) Tên của người gửihàng;

đ) Tên người nhận hàngnếu người gửi hàng đã nêu tên;

e) Địa điểm và ngàyngười kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá;

g) Địa điểm giao trảhàng;

h) Ngày hoặc thời hạngiao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thoả thuận;

i) Nêu rõ chứng từ vậntải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượngđược;

k) Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vậntải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đaphương thức uỷ quyền;

l) Cước phí vận chuyểncho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thoả thuận, hoặc cước phívận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặcsự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;

m) Tuyến hành trình dựđịnh, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đãđược biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;

n) Các chi tiết khác màcác bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu khôngtrái với quy định của pháp luật.

2. Việc thiếu một hoặcmột số chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đếntính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.

Điều 15. Hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đaphương thức

1.Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hoá để vận tải như đã nêu trongchứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại .

2. Trong trường hợpchứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được vàđã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng chobên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hoá vàthực hiện đúng theo sự mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấpnhận.

Điều 16. Bảo lưu trongchứng từ vận tải đa phương thức

1. Nếu chứng từ vận tảiđa phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, sốlượng kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hoá mà người kinh doanhvận tải đa phương thức hoặc người được ngườikinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghingờ là mô tả không chính xác hàng hoá thực sự nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người đượcngười kinh doanh vận tải đa phương thức uỷ quyền không có thiết bị hợp lý đểkiểm tra những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phươngthức nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếuphương tiện hợp lý để kiểm tra.

2. Nếu người kinh doanhvận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thứcuỷ quyền không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạngbên ngoài của hàng hoá thì được coi là hàng hoá ở tình trạng bên ngoài tốt.

 

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI KINHDOANH

VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Điều 17 . Thời hạn trách nhiệm

Người kinh doanh vận tảiđa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi tiếp nhận hàng chođến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.

Điều 18. Tráchnhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển

1. Người kinh doanh vậntải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của ngườilàm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặcmọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đaphương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phươngthức.

2. Trong trường hợpngười kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức vớingười vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thứcđó.

Điều 19 . Trách nhiệm giao trả hàng

1. Người kinh doanh vậntải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các côngviệc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.

2. Khi chứng từ vận tảiđa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tuỳ theo hìnhthức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:

a) Chứng từ ở hình thức”Xuất trình” thì hàng hoá được giao trả cho người xuất trình một bảngốc của chứng từ đó;

b)Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hoá được giao trả cho ngườixuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;

c) Chứng từ ở hình thức”Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hoá được giao trả chongười chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bảnchứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thìhàng hoá được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.

3. Khi chứng từ vận tảiđa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hànghoá được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi ngườiđó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.

4. Khi hợp đồng vận tảiđa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hoá được giao trả chomột người theo chỉ định của người gửi hàng hoặccủa người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.

5. Sau khi người kinhdoanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốcchứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giátrị nhận hàng.

Điều 20. Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏnghoặc giao trả hàng chậm

1. Người kinh doanh vậntải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏnghàng hoá hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trongthời hạn và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ khi người kinhdoanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặcbất cứ người nào khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đã thực hiện các biệnpháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.

2. Người kinh doanh vậntải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cảkhi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hoábị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợpkhác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.

3. Người kinh doanh vậntải đa phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏnghàng hoá hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trảhàng hoá đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức cho ngườinhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinhdoanh vận tải đa phương thức về các mất mát,hư hỏng hàng hoá chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hànghoá bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàngphải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trongvòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hoá đã đượcgiao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hoá đã được giám định theo yêucầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khigiao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.

4. Người kinh doanh vậntải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàngchậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và vănbản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.

Điều 21 . Thời hạn giao trảhàng bị coi là chậm hoặc hàng hoá bị coi là mất

1.Việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trongcác trường hợp sau:

a) Hànghoá không được giao trả trong thời hạn đã được thoả thuận trong hợp đồng vậntải đa phương thức;

b)Trường hợp không có sự thoả thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hànghoá không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinhdoanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trảhàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.

2. Hànghoá bị coi là mất nếu chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày lễ vàngày nghỉ) tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng hoặcthời gian hợp lý như nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinhdoanh vận tải đa phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.

Điều22. Miễn trừ tráchnhiệm

Ngườikinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất domất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giaotrả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sauđây:

1.Nguyên nhân bất khả kháng.

2. Hànhvi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửihàng, người nhận hàng uỷ quyền hoặc đại lý của họ.

3. Đónggói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hoá không đúng quy cách hoặc không phùhợp.

4. Giaonhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hoá dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhậnhàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng uỷ quyền hoặc người đại lýthực hiện.

5. Ẩntỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hoá.

6. Đìnhcông, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.

7.Trường hợp hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thuỷ nội địa,khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:

a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng,thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công chongười vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu;

b)Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện củangười vận chuyển.

Trườnghợp mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoảnnày do tàu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phươngthức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hànhtrình tàu có đủ khả năng đi biển.

Điều 23. Cách tính tiềnbồi thường

1. Việctính tiền bồi thường do mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được thực hiện trên cơ sởtham khảo giá trị của hàng hoá đó tại địa điểm và thời gian hàng hoá được giaotrả cho người nhận hàng hoặc tại địa điểm và thời gian đáng lẽ hàng hoá đượcgiao trả theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.

2. Giátrị hàng hoá được xác định theo giá trao đổi hàng hoá hiện hành, nếu không cógiá đó thì theo giá thị trường hiện hành; nếu không có giá trao đổi hoặc giáthị trường thì tham khảo giá trị trung bình của hàng hoá cùng loại và cùng chấtlượng.

Điều 24. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức

1.Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứtrường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá với mức tối đa tương đương666,67 SDR cho một kiện hoặc cho một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gamtrọng lượng cả bì của hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, tuỳ theo cách tính nào caohơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá đã được người gửi hàng kê khaitrước khi hàng hoá được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận đểvận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.

2.Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng góitương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vịđó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong nhữngtrường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng góitương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.

3.Trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hoábằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanhvận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR chomột ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng.

4. Trường hợp mất máthoặc hư hỏng hàng hoá xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phươngthức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy địnhmột giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạnđó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối vớimất mát hoặc hư hỏng hàng hoá sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốctế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.

5. Nếu người kinh doanhvận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàngchậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất máthoặc hư hỏng đối với chính hàng hoá đó, thì trách nhiệm của người kinh doanhvận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tươngđương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.

6. Toàn bộ trách nhiệmcủa người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạntrách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.

7. Người kinh doanh vậntải đa phương thức không được hưởng quyền  giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứngminh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do người kinh doanhvận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mấtmát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liềulĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.

 

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG

Điều 25. Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hoá

1. Người gửi hàng hoặcngười được người gửi hàng uỷ quyền phải bảo đảm cung cấp chính xác thông tin sauđây về hàng hoá cho người kinh doanh vận tải đa phương thức:

a) Các chi tiết liênquan đến hàng hoá để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức:

– Đặctính tự nhiên chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng vàchất lượng của hàng hoá;

– Tìnhtrạng bên ngoài của hàng hoá.

b) Cácgiấy tờ liên quan đến hàng hoá theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuậncủa hợp đồng mua bán.

2. Khingười gửi hàng hoặc người được người gửi hàng uỷ quyền chuyển giao hàng nguyhiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển, thì ngoài tráchnhiệm nói tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định sau:

a) Cungcấp cho người kinh doanh vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cầnthiết về tính chất nguy hiểm của hàng hoá và nếu cần cả những biện pháp đềphòng;

b) Ghiký hiệu, mã hiệu hoặc dán nhãn hiệu đối với hàng nguy hiểm theo quy định củacác điều ước quốc tế hoặc theo quy định hiện hành của pháp luật quốc gia;

c) Cửngười áp tải, trong trường hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có người áp tải.

Điều 26. Trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá

1 .Người gửi hàng do cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoádo khai báo hàng hoá không đầy đủ hoặc cung cấp thông tin về hàng hoá khôngchính xác, không đầy đủ theo quy định tại Điều 25 của   Nghị định này.

2. Khingười gửi hàng hoặc người được người gửi hàng uỷ quyền không thực hiện các quyđịnh tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này và người kinh doanh vận tải đaphương thức không có cách nào để biết các đặc tính của hàng hoá và tính chấtnguy hiểm của hàng hoá đó thì người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với ngườikinh doanh vận tải đa phương thức về mọi thiệt hại do việc vận chuyển hàng hoáđó gây ra, kể cả việc người kinh doanh vận tải đa phương thức phải dỡ hàng hoáxuống, tiêu huỷ hoặc làm cho vô hại, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nếu hàng hoánguy hiểm trở thành mối đe dọa thực sự đến người và tài sản.

3. Trong trường hợp hàng hoá bị dỡ xuống, tiêu huỷ hoặclàm cho vô hại khi chúng trở thành mối đe dọathực sự đến người và tài sản, thì người kinh doanhvận tải đa phương thức không phải thanh toán tiền bồi thường, trừ khi có nghĩavụ đóng góp vào tổn thất chung hoặc khi người kinh doanh vận tải đa phương thứcphải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

4. Người gửi hàng phảibồi thường cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các tổn thất gây rabởi sự thiếu chính xác hoặc không đầy đủ về các thông tin đã được quy định tạiĐiều 25 của Nghị định này.

5. Người gửi hàng phảichịu trách nhiệm về mọi tổn thất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 vàkhoản 4 Điều này ngay cả khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được người gửihàng chuyển giao.

6. Người kinh doanh vậntải đa phương thức được quyền nhận bồi thường theo quy định tại khoản 2, khoản4 Điều này, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận tải đa phươngthức đối với bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG

Điều 27. Nhận hàng

1. Người nhận hàng phảichuẩn bị đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận được thông báo của người vậnchuyển về việc hàng đã đến đích.

2. Nếu người nhận hàngkhông đến nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng quá thờihạn quy định của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, thì người kinh doanh vậntải đa phương thức có quyền dỡ hàng, ký gửi vào nơi an toàn, xử lý và thông báocho người gửi hàng biết. Đối với hàng hoá mau hỏng, người kinh doanh vận tải đaphương thức có quyền xử lý ngay. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do ngườinhận hàng chịu trách nhiệm.

3. Sau 90 ngày tính từngày phải nhận hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có ngườiđến nhận hàng ký gửi quy định tại khoản 2 Điều này thì người kinh doanh kho bãicó quyền bán đấu giá hàng hoá. Tiền bán đấu giá hàng hoá sau khi trừ chi phíhợp lý của các bên liên quan, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 28. Thanh toán cước và các chi phí khác

1. Người nhận hàng phảithanh toán đầy đủ cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải đa phương thứccho người kinh doanh vận tải đa phương thức theo chứng từ vận tải đa phươngthức.

2. Nếungười kinh doanh vận tải đa phương thức không được thanh toán các khoản tiềntheo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì có quyền lưu giữ hànghoá và thông báo bằng văn bản cho người nhận hàng. Sau 60 ngày kể từ ngày thôngbáo mà người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không được thanh toán đầy đủcác khoản tiền nói trên thì có quyền ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá hàng hoáđang lưu giữ. Tiền bán đấu giá hàng hoá đó được xử lý theo quy định hiện hành.

Thời hạn mà hàng hoá thuộcquyền sở hữu của người kinh doanh vận tải đa phương thức do thực hiện quyền lưugiữ hàng hoá nói trên không được gộp lại để tính thời gian giao trả hàng chậmtheo các quy định tại Điều 20 và    Điều 21 của Nghị định này.

 

Chương VIII

KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN

Điều29. Phạm vi khiếunại, khởi kiện

1. Mọikhiếu nại, khởi kiện liên quan tới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phươngthức nói trong Nghị định này bao gồm cả tranh chấp trong hợp đồng và ngoài hợpđồng đều phải giải quyết theo quy định của Nghị định này và các quy định củapháp luật khác có liên quan.

2. Mọikhiếu nại, khởi kiện đối với người kinh doanh vận tải đa phương thức liên quantới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được tiến hành đối với cảngười làm công, người đại lý hoặc người khác mà người kinh doanh vận tải đaphương thức đã sử dụng dịch vụ của họ nhằm thực hiện hợp đồng vận tải đa phươngthức bất kể những khiếu nại, khởi kiện đó trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Tráchnhiệm toàn bộ của người kinh doanh vận tải đa phương thức và những người làmcông, đại lý hoặc những người khác sẽ không vượt quá các giới hạn quy định tạiĐiều 24 của Nghị định này.

Điều 30. Cácquy định liên quan đến chứng từ vận tải đa phương thức

1. Cácnội dung trong chứng từ vận tải đa phương thức sẽ không có giá trị và không cóhiệu lực pháp lý nếu những nội dung đó trực tiếp hoặc gián tiếp không phù hợpvới quy định của Nghị định này, đặc biệt nếu các nội dung đó gây phương hại đếnngười gửi hàng và người nhận hàng. Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến nhữngnội dung khác trong chứng từ vận tải đa phương thức.

2. Mặcdù có các quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được sự đồng ý của người gửi hàngthì người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể tăng thêm trách nhiệm củamình theo các quy định tại Nghị định này.

3. Quyđịnh trong Nghị định này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy tắc về giảiquyết tổn thất chung theo quy định có liên quan của pháp luật quốc gia.

Điều31. Thờihạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện

1. Thờihạn khiếu nại do hai bên thoả thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức, nếukhông có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại là 90 ngày, kể từ khi hàng hoá đượcgiao trả xong cho người nhận hàng theo quy định tại        khoản 3 Điều 20 của Nghị định này hoặcsau ngày đáng lẽ hàng hoá được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đaphương thức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghịđịnh này.

2. Thờihiệu khởi kiện là 09 tháng, kể từ khi hàng hoá được giao trả xong cho ngườinhận hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này hoặc sau ngàyđáng lẽ hàng hoá được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phươngthức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b khoản 1           Điều 21 của Nghị định này.

Điều32. Giải quyết tranhchấp

Việcgiải quyết các tranh chấp liên quan tới ký kết và thực hiện hợp đồng vận tải đaphương thức được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên hoặc tại trọngtài hoặc tại toà án theo quy định của pháp luật.

 

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều33. Hiệu lực thi hành

1. Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2009    và bãi bỏ Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày29 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế. Các tổchức đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức còn thời hạn theoNghị định                         số125/2003/NĐ-CP phải làm thủ tục xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đaphương thức sau khi hết hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải đa phươngthức.

2. Banhành kèm theo Nghị định này 4 phụ lục.

Điều34. Tổchức thực hiện

Các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cánhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;  

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủ y ban của Quốc hội;                                

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;                                                                  

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– UB Giám sát tài chính Quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách Xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;                                               

– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,  

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, KTN (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

            Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 


cangvuhp1032972010.DOC